Ireland: Cỏ 3 lá & Đàn hạc của vua Brian

Ngoài biểu tượng cỏ 3 lá đã quá nổi tiếng gắn liền với vị thánh Patrick nổi tiếng, Ireland còn đặc biệt tự hào về biểu tượng cây đàn hạc của vua Brian Boru, vị vua và anh hùng dân tộc vĩ đại của họ.

physical-location-map-of-ireland-highlighted-continent-entire-continent.jpg
(maphill.com)

Ireland là một quốc đảo nằm ở phía Tây Bắc châu Âu, phía Tây đảo Anh, chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland, còn được gọi là hòn đảo ngọc lục bảo bởi những vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp. Ireland là một vùng đất có lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Ireland ngày nay là người Celt, và ngôn ngữ bản địa của người Ireland là tiếng Gaelic.

Cuộc xâm lược của người Norman vào cuối thế kỷ 12 đánh dấu sự bắt đầu của hơn 800 năm cai trị và can thiệp của người Anh tại đây. Tuy nhiên, quyền cai trị của Anh không bành trướng được đến toàn đảo cho đến cuộc chinh phục của Triều Tudor trong thế kỷ 16-17, cuộc chinh phục này kéo theo những người định cư đến từ đảo Anh. Theo Đạo luật Liên minh năm 1801, Ireland trở thành bộ phận của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.

Đảo bị phân chia sau một cuộc chiến tranh giành độc lập vào đầu thế kỷ 20. Khi đó, Nhà nước Tự do Ireland được thành lập và dần tăng cường chủ quyền trong các thập niên tiếp theo, còn Bắc Ireland duy trì là bộ phận của Anh Quốc. Bắc Ireland lâm vào nội loạn từ cuối thập niên 1960 cho đến thập niên 1990. Tình hình lắng xuống sau một hiệp định chính trị vào năm 1998.

Cỏ 3 lá (shamrock) và cây đàn hạc (harp) là những biểu tượng quốc gia của đất nước Ireland. Trên huy hiệu của Vương quốc Anh ta có thể nhìn thấy những nhánh cỏ 3 lá trên thảm cỏ và cây đàn hạc vàng trên nền xanh, 2 biểu tượng này đã được thêm vào huy hiệu của Vương quốc Anh kể từ Hiệp định hợp nhất 4 vùng AnhScotlandxứ Wales và Bắc Ireland vào năm 1603.

Royal_Coat_of_Arms_of_the_United_Kingdom
Quốc huy Hoàng gia Vương quốc Anh (wikipedia.org)
  1. Cỏ 3 lá
patrick_shamrock_0
Thánh Patrick (pinterest.com)

Thánh Patrick là một tu sĩ và nhà truyền giáo người Anh gốc La Mã. Năm 16 tuổi khi đang sống ở xứ Wales thì ông bị cướp biển bắt làm nô lệ và bán cho một địa chủ ở Ireland. 6 năm sau, ông trốn thoát sang Anh và bắt đầu sự nghiệp một tín đồ Thiên chúa giáo bằng việc học hành suốt 12 năm. Thánh Patrick trở thành linh mục năm 417, năm 432 được Giáo hoàng tấn phong làm giám mục và phái về Ireland để truyền giáo và cải đạo cho dân chúng.

shamrock-752653
Cỏ 3 lá (pinterest.com)

Một truyền thuyết kể rằng Thánh Patrick đã sử dụng cây cỏ 3 lá mọc trên đất Ireland để giải thích cho dân chúng về học thuyết Ba ngôi (The Trinity) trong Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 5. Ông sử dụng hình ảnh này trong các bài giảng đạo của mình để diễn tả tại sao Cha, Con và Thánh Thần lại có thể tồn tại như những thành phần riêng biệt, ngang nhau về đặc tính và quyền năng của một thực thể giống nhau. Đến nay vào ngày thánh Patrick, 17 tháng 3 hàng năm, cộng đồng người Ireland vẫn thường mặc trang phục màu xanh lá có hình cây cỏ 3 lá đất để kỉ niệm truyền thuyết này.

Cỏ 3 lá là một chi thuộc họ Đậu, có thân mềm, sống một năm hoặc lâu năm có 3 lá (rất hiếm cây có 5 hay 7 lá). đặc biệt những cây cỏ 4 lá được xem là biểu tượng của sự may mắn.

lucky_shamrock-12325
Cỏ 4 lá (2gis.ru)

2. Đàn hạc

Ramesses_1b
Đàn hạc trên mộ Pharaoh Ramesses III (thinglink.com)

Đàn hạc có số dây rất lớn tương đương piano và là một trong những dụng cụ âm nhạc có nguồn gốc lâu đời nhất thế giới. Nó có thể ra đời tại Ai Cập vào khoảng 6 000 năm trước Công nguyên hay ít nhất là 4 000 năm trong thời kỳ Babylon và Lưỡng Hà. Từ khi loại nhạc cụ này phát triển ở các quốc gia Hồi giáo, nó lan dần từ phương bắc của châu Phi tới Tây Ban Nha trong thời kỳ thế kỷ thứ 8, rồi qua hầu hết các nước ở châu Âu, trong đó có Ireland. Theo thần thoại Hy Lạp, đàn hạc được tạo ra khi dùng ruột bò tạo thành dây trên khung gỗ. Người nghệ sĩ chơi đàn hạc phải có sức khỏe vì dùng các ngón tay để làm rung dây căng trên khung đàn. Tiếng đàn hạc nghe giống tiếng guitar nhưng âm thanh  thánh thót, sâu lắng và thanh mảnh hơn.

e6b220b111d54b14a1ea46de5bcf0b84
Nhạc công đàn hạc (pinterest.com)

Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc cổ điển cho rằng, nguồn gốc đàn hạc có thể bắt nguồn từ hình ảnh cây cung, thể hiện sự chiến đấu chống lại thiên nhiên, các cuộc chiến tranh của con người ở thuở khai sơ. Từ hình ảnh vũ khí, các nhà thông thái, những người nghệ sĩ cổ đại đã chuyển hóa thành loại nhạc cụ, mô phỏng hình cánh chim bay – có lẽ tên gọi ‘harp’: đàn hạc cũng bắt nguồn từ đây. Đàn hạc thời cổ đại đi liền với các nền văn hóa, gắn liền với những câu chuyện thần thoại về những thiên thần chơi nhạc, múa hát trong những cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ. Đàn hạc thể hiện cuộc sống đế vương của các vị vua chúa, quý tộc cổ đại, thể hiện sự cao quý thiêng liêng.

3. Cây đàn hạc Brian Boru

Nguồn gốc của cây đàn hạc tại Ireland có thể truy theo những câu chuyện lịch sử vào thế kỷ thứ 6. Theo những chuyện kể này, vua Brian Boru là vị vua đầu tiên, vị anh hùng dân tộc của Ireland. Ông là người sáng lập ra triều đại O’Brien tại Ireland.

Janboruta_BrianBoru_Diplo
Vua Brian Boru (civilization-v-customisation.wikia.com)

Tương truyền rằng, trước khi ra trận chiến Clontarf vào năm 1014 chống lại quân Viking, ông đã chơi một khúc nhạc bằng cây đàn hạc của mình để nâng cao sĩ khí cũng như cầu nguyện cho binh lính. Trận Clontarf được xem là một trong những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của Ireland, khi quân Ireland giành thắng lợi và chấm dứt sự chiếm đóng của người Viking trên lãnh thổ Ireland trong suốt hơn 150 năm. Tuy nhiên vua Brian đã phải hy sinh anh dũng trong trận chiến. Để tưởng nhớ công lao này, cây đàn hạc của Brian Boru được đặt theo tên nhà vua và trở thành một phần lịch sử của Ireland. Các đời vua sau này của Ireland luôn có một nhạc công chuyên soạn những bản nhạc trên đàn hạc để ca ngợi khi nhà vua trị vì cũng như khóc thương khi nhà vua băng hà.

1200px-'Battle_of_Clontarf',_oil_on_canvas_painting_by_Hugh_Frazer,_1826.jpg
Trận Clontarf (wikipedia.org)
large
Vua Henry VIII (wikipedia.org)

Đến năm 1541, đàn hạc trở thành biểu tượng quốc gia trong thời kỳ vua Henry VIII (Vương quốc Anh) cai trị đảo quốc này. Ngày 9/11/1945, quốc huy Ireland chính thức được thông qua. Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới sử dụng một nhạc cụ làm biểu tượng quốc gia cho mình.

Hình dạng của cây đàn hạc cũng thay đổi theo thời gian. Vào cuối thế kỷ 17, trong thời kỳ của Vương quốc Ireland, cột trụ của cây đàn được miêu tả như một phụ nữ ngực trần, giống như mũi của những con tàu biển.

Kingdom_of_Ireland_Coat_of_Arms.svg
(wikipedia.org)

Vào năm 1922, hình ảnh này được thay bằng thiết kế của chính cây đàn hạc Brian Boru, được trưng bày tại thư viện Trường Đại học Trinity, Dublin:

 

Nguồn:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A0y_th%C3%A1nh_Patrick

http://dulichchauau.org/news/321/226/Cac-loai-hoa-bieu-tuong-cho-tung-vung-tai-Vuong-Quoc-Anh

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_C%E1%BB%8F_ba_l%C3%A1

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A1c_c%E1%BA%A7m

http://www.giaoducvietnam.vn/Du-hoc/Bai-du-thi-so-138-Dan-hac–Quoc-huy-cua-Ireland-post93032.gd

http://en.wikipedia.org/wiki/Harp

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Ireland

https://vi.wikipedia.org/wiki/Đảo_Ireland

Một suy nghĩ 7 thoughts on “Ireland: Cỏ 3 lá & Đàn hạc của vua Brian

  1. Ireland rồi Bắc Ireland – cờ của họ mình thấy hoang mang quá.
    Cờ ba màu : xanh – trắng – cam : Ireland
    Nguồn tin khác thì cờ Ireland: giống của Scotland chỉ khác màu.
    Khó hiểu quá.

  2. Xl nhé, mình vừa tìm hiểu được rồi. Hông thắc mắc nữa, mà k biết del cmt thế nào.

Bình luận về bài viết này