Hy Lạp: Vòng nguyệt quế

Trong số tất cả vị thần Hy Lạp, Apollo là vị thần “Hy Lạp nhất” và được xem như một vị nam thần đẹp hoàn hảo. Tuy nhiên, biểu tượng vòng nguyệt quế gắn liền với Apollo lại là kết quả của một mối tình đơn phương đầy nước mắt. 

vi-tri-hy-lap
Vị trí Hy Lạp (maphill.com)

Nhạc nền: https://www.youtube.com/watch?v=IqQwbeVgkJA

1. Lịch sử Hy Lạp

Hy Lạp nằm ở Nam Âu, được xem là cái nôi của nền văn minh phương Tây, là một nền văn minh rực rỡ của nhân loại vào thời Cổ đại, là nơi ra đời của nền dân chủ, triết học phương Tây, văn học phương Tây, sử học, chính trị học, kịch và Thế vận hội Olympic. Vào khoảng thế kỉ thứ 8 TCN, Hy Lạp được chia làm các thành bang, trong đó 2 thành bang AthensSparta có vai trò đặc biệt quan trọng trong lịch sử Hy Lạp khi chống lại các cuộc xâm lược của Đế chế Ba Tư.

300
Series phim 300 dựa trên các trận chiến chống quân Ba Tư của 2 thành bang Sparta và Athens

Dưới thời vua Alexander Đại đế, thế kỷ thứ 4 TCN, người Hy Lạp đã bành trướng rộng khắp sang Ai Cập, Ba TưẤn Độ, mang ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp lan rộng hơn bao giờ hết. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Sau đó, Hy Lạp trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 2 TCN nhưng những ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp cổ đại vẫn được duy trì và phát triển đến tận thời đại của Đế chế Đông La Mã – hay còn gọi là Đế chế Byzantine.

Alexander-dai-de
Alexander Đại đế trong tựa game Civilization V (civilization.fandom.com)

Ra đời vào thế kỷ thứ I, Chính thống giáo Hy Lạp đã góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa của nhà nước Hy Lạp hiện đại, và giúp lan toả các truyền thống văn hoá Hy Lạp đến với Thế giới chính thống giáo phương Đông. Tôn giáo này vẫn tồn tại mạnh mẽ tại Hy Lạp trong thời kỳ thuộc Đế chế Ottoman  vào giữa thế kỷ thứ 15 cho đến tận ngày nay. Quốc gia – dân tộc Hy Lạp hiện đại được thành lập vào năm 1830 sau một cuộc chiến giành độc lập chống lại Đế chế Ottoman của người Thổ.

Quốc huy Hy Lạp ngày nay có dạng tấm lá chắn màu xanh lam có một chữ thập trắng ở trung tâm, tượng trưng cho niềm tin đối với Chính Thống giáo của đại đa số người Hy Lạp. Tấm lá chắn được bao quanh bởi một biểu tượng rất đặc trưng và quen thuộc của đất nước Hy Lạp: vòng nguyệt quế.

quoc-huy-hy-lap
Quốc huy Hy Lạp (wikipedia.org)

2. Cây nguyệt quế

trai-nguyet-que
Trái nguyệt quế (ineconomics.com)

Nguyệt quế có pháp danh khoa học là Laurus nobilis, là một loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn cao từ 7-18m với lá màu xanh và có mùi thơm, có nguồn gốc tại khu vực ven Địa Trung Hải. Nét đặc trưng của nguyệt quế là mép lá nhẵng trơn và đều đặn, không có răng cưa. Hoa nguyệt quế thường có màu vàng óng hoặc trắng, mọc thành các cặp cạnh kẽ lá. Trái nguyệt quế là một loại quả mọng nhỏ, có màu đen bóng và bên trong có một hạt.

nguyet-que
Cây nguyệt quế (thetreecenter.com)
One-Pot-Cheesy-Greek-Pasta-with-Chicken-The-Simple-Kitchen
Lá nguyệt quế trong món pasta (theslowroasteditalian.com)

Cây nguyệt quế là một loài thực vật rất phổ biến tại vùng Địa Trung Hải và có rất nhiều tác dụng, lợi ích trong các lĩnh vực văn hóa vật chất như ẩm thực, cảnh quany học.

nguyệt quế với mùi hương đặc biệt là một nguồn cung cấp gia vị trong ẩm thực của vùng Địa Trung Hải như món pasta hoặc trong các món súp và nước dùng. Quả nguyệt quế khô và dầu ép từ lá cũng có thể được sử dụng như một loại gia vị đậm đà, và gỗ cây có thể được đốt để chế biến các món xông khói. Ngoài ra, cây nguyệt quế còn là một loại cây cảnh được trồng rộng rãi tại các khu vực có khí hậu Địa Trung Hải hay khí hậu đại dương.

Trong y học, tinh dầu chiết từ lá nguyệt quế đã được sử dụng như một chất làm khép các vết thương hở. Nó cũng được sử dụng trong các liệu pháp massage và liệu pháp điều trị bằng mùi hương. Người La Mã đã liệt kê một loạt các triệu chứng mà lá nguyệt quế có thể điều trị như tê liệt, co thắt, đau thần kinh tọa, bầm tím, đau đầu, viêm tai và thấp khớp.

hippocrates-massage
Nghệ thuật massage đã có từ thời Hy Lạp cổ đại (spayachtservices.com)

3. Thần Mặt trời Apollo

apollo
Thần Apollo (tranh của Charles Meynier)

Vòng nguyệt quế trong thần thoại Hy Lạp là biểu tượng của thần Apollo, một trong những vị thần Hy Lạp quan trọng và phức tạp nhất trên đỉnh Olympus. Apollo là vị thần của ánh sáng Mặt trời, ánh sáng, âm nhạc, tiên tri, y họcchân lý, thơ canghệ thuật, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai trẻ có mái tóc vàng, đeo cung bạc và mang theo cây đàn lyre. Chàng là vị thần đẹp nhất và đại diện cho vẻ đẹp tuổi trẻ kouros (không có râu và có vóng dáng khỏe khoắn, trẻ trung). Apollo còn được xem là vị thần Hy Lạp nhất trong tất cả các vị thần và là vị thần bảo hộ cho quốc gia Hy Lạp.

Thần là con trai của Zeus và nữ thần Leto, em gái song sinh của Apollo chính là nữ thần Mặt trăng Artemis. Trong thời kỳ Hy lạp hóa, nhất là trong thế kỷ thứ 5 TCN, Apollo thường được đồng nhất với thần Titan Mặt trời Helios, vị thần có trách nhiệm hàng ngày là cưỡi một chiếc xe được kéo bằng những con ngựa có mào lửa, chở Mặt trời đi ngang qua bầu trời soi rọi khắp thế gian.

Apollo-Helios
Apollo – Helios (pinterest.com)

Apollo còn là vị thần của môn bắn cung và sự phát minh cung tên được xem là có từ Apollo và người chị Artemis. Chàng sở hữu một cây cung bằng vàng và một bao tên chứa đầy những mũi tên bằng vàng chưa bao giờ bắn hụt mục tiêu và mang tới những cái chết ngay lập tức hoặc những trận đại dịch khủng khiếp.

Desktop2
Apollo & Artemis – Mặt trời & Mặt trăng
Asklepios
Thần y học Asklepios (wikipedia.org)

Y học cũng được gắn với thần Apollo, hoặc là với con trai của thần là Asclepius ,thần y học. Tuy nhiên, Apollo cũng được xem là vị thần có khả năng mang lại bệnh tật và những trận đại dịch chết chóc. Trong khía cạnh nông nghiệp, Apollo có hình tượng như một người chăn cừu bảo vệ mùa màng và các bầy gia súc khỏi các dịch hại. Vì vậy mà Apollo còn có ý nghĩa là vị thần chính nghĩa chống lại và tiêu diệt cái ác.

Về khía cạnh nghệ thuật, Apollo là vị thần bảo hộ âm nhạc, khiêu vũ, thơ ca và là người dẫn đầu các nữ thần nghệ thuật Muse, người chỉ huy dàn hợp xướng ấy. Phát minh về nhạc cụ dây cũng được gắn với Apollo, đặc biệt cây đàn lyre là một biểu tượng gắn bó chặt chẽ với Apollo. Những khúc ca ngợi ca Apollo được gọi là paean.

Heinrich-Maria-Hess-Main
Apollo và các nàng Muse (tranh của Heinrich Maria Hess)

4. Apollo và nàng Daphne

Lý do mà vòng nguyệt quế trở thành biểu tượng của Apollo xuất phát từ một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. Chuyện xảy ra sau khi Apollo hạ được con rắn khổng lồ Python, đang hả hê vì chiến thắng thì thần tình yêu Eros bay lại chúc mừng chàng. Vốn có tính hiếu thắng, bàn về tài thiện xạ thì trừ người chị yêu quý Artemis, Apollo tuyệt đối không nhận ai ngang hàng với mình. Nay thấy Eros đến cũng cầm cung tên, Apollo chế nhạo rằng cung tên chỉ dành cho người lớn làm chuyện lớn (tay chỉ về xác Python) còn Eros chỉ là đứa con nít thì làm nổi trò trống gì. Eros nhếch mép cười, trong lòng giận sôi lên, thề sẽ khiến Apollo đau khổ.

Cornelis_de_Vos_-_Apollo_and_the_Python,_1636-1638.jpg
Eros đến chúc mừng Apollo (tranh của Cornelis de Vos)

Đợi lúc Apollo quay đi, Eros bắn mũi tên đầu mạ vàng xuyên tim chàng, mũi tên này sẽ khiến Apollo yêu say đắm người đầu tiên chàng gặp. Đó là Daphne, nàng cũng vừa trúng phải mũi tên của Eros, nhưng là mũi tên đầu mạ chì, triệt tiêu hết cảm giác yêu đương. Daphne vốn là một nàng tiên sông xinh đẹp, con của thần sông Peneus. Nàng thích săn bắn, và cũng như những tiên nữ khác, nàng từ chối kết hôn, nguyện giữ thân xử nữ, theo nữ thần săn bắn Artemis suốt đời.

apollo-daphne-lefevre
Apollo theo đuổi Daphne (tranh của Robert Lefèvre)

Apollo bị Eros bỏ bùa nên yêu Daphne say đắm, còn nàng tiên sông ngây thơ thì hãi hùng khi thấy Apollo bay xuống tỏ tình, nàng liền quay người chạy bán sống bán chết. Apollo cố đuổi theo, vừa chạy vừa đọc thơ tình cho Daphne nghe. Nàng là tiên nữ nên chạy rất nhanh nhưng do dính phải bùa yêu nên Apollo càng rạo rực, chạy còn khí thế hơn nàng.

Biết không thể nào thoát khỏi, Daphne cầu xin cha mình, thần sông Peneus, lấy đi sắc đẹp của mình để khỏi bị cưỡng bức. Thương con, Peneus đồng ý, 2 tay Daphne dần hóa thành lá cây. Cho đến khi chân Daphne hóa thành gỗ thì Apollo cũng chỉ biết đau khổ ôm lấy cây mà cảm nhận nhịp tim phập phồng yếu ớt của nàng đang dần tắt lịm. Người bấy giờ gọi cây ấy là cây Daphne/ Laurel (cây Nguyệt Quế). Dù Daphne đã biến thành cây nguyệt quế, Apollo vẫn yêu nàng say đắm. Chàng lấy nhánh cây quấn lên đầu, lấy gỗ làm cung tênđàn lyre để không bao giờ xa rời Daphne.

apollo-and-daphne-1625-xx-alte-pinakothek-munich.jpg
Nàng Daphne biến thành cây nguyệt quế (tranh của Nicolas Poussin)

Từ đó, người Hy Lạp tin rằng cây nguyệt quế tượng trưng cho những đức độ của chính thần Apollo, việc tiếp xúc với cây nguyệt quế sẽ cho con người khả năng được Apollo che chở và truyền cho những quyền năng của thần.

5. Biểu tượng của vinh quang

John-Collier
Oracle Pythia tại thành phố Delphi (tranh của John Collier)

Thành phố nơi Apollo tiêu diệt con rắn Python sau này đã được đổi tên thành Delphi và trở thành nơi thờ phụng chính của thần Apollo, được người Hy Lạp cổ đại xem là trung tâm của thế giới. Các nữ tư tế tại đền thờ Apollo, được gọi chung là các Pythia, được xem là những sứ giả (oracle) tiết lộ các lời sấm truyền, tiên tri của thần Apollo, trở thành những người phụ nữ quan trọng và quyền lực nhất thế giới cổ đại. Theo các áng thơ cổ, các Pythia thường nhai của một cây nguyệt quế linh thiêng bên trong đền thờ và rung những cành nguyệt quế trong khi đang thốt ra những lời tiên tri. Những người nhận được lời tiên tri tốt lành từ các Pythia sẽ được đội một vòng nguyệt quế tượng trưng cho sự ưu ái của Apollo.

Vòng nguyệt quế còn là phần thưởng cao quý nhất dành cho những người thắng cuộc trong các cuộc thi đấu thể thao của thế giới cổ đại, nhất là trong cuộc thi Pythia vốn để vinh danh chiến công tiêu diệt rắn Python của thần Apollo. Từ đó vòng nguyệt quế đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho sự thành công, chiến thắng, danh tiếng, và vinh quang. Là loài cây của Apollo, nguyệt quế cũng biểu hiện sự khôn ngoan kết hợp với đức tính anh hùng.

Julius-Caesar
Julius Caesar (historyonthenet.com)

Cây nguyệt quế, cũng như mọi thứ cây vẫn xanh tươi suốt mùa đông, gắn với hệ biểu tượng bất tử, và hẳn là người La Mã đã không quên điều này, khi họ lấy vòng nguyệt quế làm biểu tượng của vinh quang của nghề binh cũng như của trí tuệ. Vào thời đế chế La Mã, những nhà lãnh đạo chính trị và quân đội cũng mang trên đầu một chiếc vòng nguyệt quế có ý nghĩa thể hiện quyền lực, địa vị xã hội cao quý của mình. Hình ảnh thường thấy nhất là Julius Caesar Đại đế với chiếc vòng nguyệt quế uy nghiêm gắn trên đầu. Nhưng như vậy không phải là họ đang đội hình ảnh một người phụ nữ trên đầu theo đúng nghĩa đen hay sao?

Tài liệu tham khảo:

Aliza Green. (2006). Field Guide to Herbs & Spices. Philadelphia: Quirk Books

Clive Stace. (2010). New Flora of the British Isles (Third ed.). Cambridge, U.K.: Đại học Cambridge

I Krauskopf. (2006). “The Grave and Beyond.” The Religion of the Etruscans. hiệu đính bởi N. de Grummond và E. Simon. Austin: Đại học Texas

Jean Chevalier & Alain Gheerbrant. (1997). Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Đà Nẵng

John Vaughan & Catherin . (2009). The New Oxford Book of Food Plants. Oxford: Đại học Oxford

J.O. Swahn. (1991). The Lore of Spices. Random House

Michael Jordan. (1993). Encyclopedia of gods: Over 2,500 deities of the world. New York: Facts On File.

Michael Scott. (2014). Delphi. Đại học Princeton

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hy_L%E1%BA%A1p

Một suy nghĩ 18 thoughts on “Hy Lạp: Vòng nguyệt quế

Bình luận về bài viết này