Nga: Đại bàng 2 đầu

Trong hệ thống biểu tượng huy hiệu từ thời cổ đại, đại bàng 2 đầu là 1 biểu tượng liên quan đến khái niệm một Đế chế cai trị ở 2 cả hướng Đông và Tây, rất thích hợp với nước Nga siêu cường vốn có vị trí nằm ở cả châu Á và châu Âu. 

physical-location-map-of-russia.jpg
(maphill.com)

Nga nằm ở phía bắc lục địa Á – Âu , với diện tích hơn 17 triệu km², đây là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ 1/9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này cũng có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ 1/4 lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.

Vladimir-I-Sviatoslavich.jpg
Vladimir Đại đế (wikipedia.org)

Lịch sử Nga bắt đầu với lịch sử nước Nga Kiev, Hoàng đế nhà nước Đông Slav đầu tiên, Vladimir I đã chấp nhận Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã năm 988, khởi đầu sự kết hợp các nền văn hóa Đông La Mã và Slav lập ra văn hóa Nga trong 1000 năm tiếp theo. Nước Nga Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230.

Sau thế kỷ 13, Moskva dần trở thành trung tâm văn hóa. Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía Tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với phần còn lại của châu Âu. Thời này có Nga hoàng Peter Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Peter Đại đế(1672-1725) được xem là một trong những nhà cải cách kiệt xuất trong lịch sử Nga. Ông đã tiến hành cuộc cải tổ lớn lao tại nước Nga Sa hoàng. Dưới triều đại không lâu của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một đế quốc hùng cường trên thế giới thời đó, Hải quân Nga được thành lập. Người Nga đã có đủ sức giành chiến thắng trước 2 cựu thù vào thời đó là đế quốc OttomanThụy Điển, nhằm tái chiếm các lãnh thổ đã mất và lấy đường thông ra biển. Người ta đã ca ngợi ông như một vị ‘Đại đế của toàn nước Nga’, hay ‘Cha của Tổ quốc’.

CivilizationVI_Russia_Peter_hero.jpg
Peter Đại đế (civilization.com)

Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ. Nữ hoàng Ekaterina II còn được gọi là Catherine Đại đế là Nữ hoàng trị vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga, có đóng góp to lớn trong việc đưa Đế quốc Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18. Thời đại trị vì của bà được gọi là Thời đại Catherine, được xem là thời đại hoàng kim của Đế quốc Nga, đặc biệt là đối với giai cấp quý tộc Nga. Bà tích cực hỗ trợ cho ý tưởng Thời kỳ Khai sáng, tạo nên giai đoạn Chủ nghĩa khai sáng ở Nga.

Catherine_(Civ5).jpg
Catherine Đại đế (civilization.wikia.com)

Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị hủy bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới I, các cuộc cải cách đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga, nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối.

vladimir-lenin_9-t.jpg
Lãnh đạo Vladimir Lenin (tyden.cz)

Cách mạng Nga năm 1917 đánh dấu lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hòa lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik do Vladimir Lenin lãnh đạo, chiếm quyền lực vào ngày 25/10. Từ năm 1922 – 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hóa đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới ‘thời kỳ trì trệ’ thập niên 1980.

e524838134a06464c603df52bad9e85c.jpg
Tổng thống – Thủ tướng Vladimir Putin (elmanana.com)

Tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản, cụ thể là Mikhail Gorbachev đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Soviet. Lịch sử Liên bang Nga bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế. Nước Nga dưới thời Tổng thống- Thủ tướng Vladimir Putin đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tố của thị trường tư bản nhưng vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô.

367px-Coat_of_Arms_of_the_Russian_Federation_2.jpg
Quốc huy Liên bang Nga (wikipedia.org)

Quốc huy hiện tại của Liên bang nga có nguồn gốc từ thời Trung cổ, với hình ảnh con đại bàng 2 đầu của Đế quốc Đông La Mã Byzantine. Quốc huy này từng bị bãi bỏ trong Cách mạng Nga năm 1917, sau đó được khôi phục lại năm 1993 trong cuộc khủng hoảng hiến pháp.

1. Biểu tượng Đế chế Byzantine

Trong hệ thống biểu tượng huy hiệu, đại bàng 2 đầu là 1 biểu tượng liên quan đến khái niệm Đế quốc. Nó lần đầu tiên xuất hiện ở vùng Cận Đông cổ đại, đặc biệt là hệ thống biểu tượng của người Hittite. 2 thiên niên kỷ sau, biểu tượng này đột nhiên xuất hiện trở lại trên một mảnh tơ lụa ở Đế chế Byzantine vào thế kỷ thứ 10, khác với biểu tượng đại bàng 1 đầu tượng trưng cho Đế quốc Tây La Mã đã sụp đổ vào năm 480.

Palaiologos-Dynasty-Eagle.jpg
Biểu tượng triều đại Palaiologos  (wikipedia.org)

Rất lâu sau đó hình ảnh này mới lần đầu tiên trở thành biểu tượng của một triều đại tại Byzantine, dưới triều Palaiologos, triều đại cầm quyền cuối cùng của Đế quốc Byznatine. Sau cuộc Thập tự chinh IV, các thành viên của gia tộc Palaiologos đã trốn sang nước láng giềng là Đế quốc Nicaea, nơi mà Mikhael VIII Palaiologos trở thành đồng hoàng đế vào năm 1259 và tái chiếm Constantinopolis và lên ngôi hoàng đế duy nhất của Đế quốc Đông La Mã vào năm 1261. Hậu duệ của ông đã cai trị đế chế cho đến khi Constantinopolis thất thủ vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman vào năm 1453, được coi là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Đông La Mã.

2. Truyền đến Nga

2537a3adad5404e9e6c2eb8835584bc8.jpg
Ivan III Đại đế (steemit.com)

Biểu tượng này sau đó được truyền đến Serbia, Nga và Đế chế La Mã thần thánh vào thời Trung Cổ, có thể sớm nhất là vào thế kỷ 12, nhưng chỉ được sử dụng rộng rãi hơn sau khi Constantinople, thủ phủ của Đế chế Byzantium, thất thủ trước Đế quốc Ottoman vào năm 1453. Nó được truyền đến Đại công quốc Moskva sau khi Ivan III Đại đế lấy Công nương Sophia Palaiologina  của Đế chế Byzantine.

11sophia
Công nương Sophia Palaiologina (pinterest.com)

Ivan III (1440 – 1505) được gọi là ‘người lấy đất cho nước Nga’ vì ông đã làm nước Nga tăng gấp 3 diện tích lãnh thổ của mình, kết thúc giai đoạn thống trị nước Nga của Hãn quốc Golden Horde, tân trang lại Điện Kremli, và đặt nền tảng cho nhà nước Nga sau này. Ông là một trong những vị vua cai trị lâu nhất trong lịch sử nước Nga. Còn Công nương Sophia Palaiologina là cháu gái của hoàng đế Byzantine, Constantine XI Palaiologos. Giáo hoàng Paul II hy vọng nếu cưới công nương Sophia nghèo khó, Ivan III sẽ muốn giành lại Constantinople cho Sophia và gây chiến với Đế quốc Ottoman.

tumblr_oi326yhe7h1u0tzzto1_500.jpg
Hôn lễ của Ivan III và Sophia Palaiologina (catherine-the-great-tv.tumblr.com)

Sophia là một trang dung nhan tuyệt mỹ, và nếu như cô không đẹp, thì vị quân vương Nga cũng vẫn sẽ chấp nhận đề nghị của Giáo hoàng. Ivan ngay lập tức nhận ra những lợi ích chính trị to lớn của cuộc hôn nhân này: Sophia không phải là người Thiên chúa giáo mà là người theo Cơ đốc chính thống, đám cưới sẽ ngay lập tức biến Ivan III thành bá chủ của một vùng lãnh thổ rộng lớn và là người thừa kế hợp pháp Đế chế Byzantine vĩ đại từng đem ánh sáng của đạo Cơ đốc tới Nga. Hôn lễ diễn ra không có chú rể tại Nhà thờ lớn Thánh Paul với sự chứng kiến của Giáo hoàng và Đại sứ Nga đại diện cho Ivan III.

Công nương Sophia đã đem tinh thần của nền văn hóa Byzantine tới Moscow. Chính bà là người đã khuyến khích Nga hoàng xây dựng thành lũy Kremlin theo lối kiến trúc Florentine: một quần thể các cung điện và nhà thờ nằm bên trong bức tường đỏ. Cũng chính dưới thời Sophia, những khu vườn treo và ao thả cá đầu tiên đã xuất hiện.

moscow-kremlin-view.jpg
Điện Kremlin ngày nay (amitistravel.com)

Nhưng món hồi môn lớn nhất mà Sophia mang tới nước Nga chính là huy hiệu của Byzantine, con đại bàng vàng 2 đầu mang cái triện của vị Hoàng đế Byzantine cuối cùng. Con đại bàng tượng trưng cho sự độc lập và 2 đầu tượng trưng cho quyền lực ở 2 vùng Đông, Tây của đế chế, rất thích hợp với nước Nga vốn có vị trí nằm ở cả châu Á và châu Âu. Cả 2 đầu đều mang vương miện biểu trưng cho quyền lực kép. Người Nga rất ngưỡng mộ quyền lực bí hiểm của chiếc quốc huy.

Seal_of_Ivan_3_(reverse).jpg
Quốc huy Nga dưới thời Ivan III (wikipedia.org)

4. Trở thành biểu tượng quốc gia

Ivan_the_Terrible_(cropped)
Ivan IV Bạo chúa (writework.com)

Ivan Bạo chúa (Ivan IV) (1530-1584), cháu nội của Ivan III, đã ra lệnh đúc thêm một cái khiên vào ngực con đại bàng 2 đầu, hình Thánh George trên lưng ngựa, giết con rồng bằng mũi giáo của mình. Ivan IV là người cai trị đầu tiên lấy danh hiệu Tsar (Nga hoàng). Bản chất của ông là hung bạo và khó lường, ông cai trị bằng phương pháp gây kinh hoàng một phần do bị bệnh mất trí, một phần do tranh giành quyền lực với các quý tộc.

Trong 4 thế kỷ sau đó, triều đại Romanov đã liên tục thay đổi quốc huy. Lúc đầu, 2 cánh của đại bàng giang rộng một cách tự hào như thể nó chuẩn bị bay. 2 mỏ đại bàng mở rộng cho thấy hai cái lưỡi như lưỡi rắn và móng vuốt đại bàng nắm giữ cây gậy quyền trượng và một quả cầu, tượng trưng cho sự cai trị của Nga hoàng đối với lãnh thổ rộng lớnnhà thờ Chính thống giáo. Ngay cả những chiếc vương miện trên đầu đại bàng cũng được đặt rất hiên ngang. Chiếc quốc huy vì thế tượng trưng cho sự hiếu chiến.

800px-Russian-coa-1667.jpg
Quốc huy nước Nga Sa hoàng năm 1667 (wikipedia.org)

Peter Đại đế đã quyết định trang trí thêm Huân chương của Thánh Andrew Tông đồ, huân chương cao nhất của Liên bang Nga, lên ngực đại bàng. Ông còn cho tô con đại bàng màu đen, màu của sự can đảm và màu này tồn tại cho đến tận cuộc Cách mạng tháng 10 năm 1917.

Russian_COA_1796_a.jpg
Quốc huy Đế quốc Nga dưới thời Peter I (wikipedia.org)

Sau cuộc Cách mạng tháng 10/1917, quốc huy cũ bị xóa bỏ và quốc huy mới của Liên Xô xuất hiện, mang những biểu tượng của chế độ Xã hội chủ nghĩa.

State_Emblem_of_the_Soviet_Union.jpg
Huy hiệu của Liên Xô (wikipedia.org)

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, một lần nữa quốc huy của Nga lại thay đổi. Quốc huy hiện tại ra đời từ những đau thương của lịch sử hiện đại. Lúc đầu, quốc huy cũ được phục hồi song bỏ hết những vương miện và biểu tượng quyền lực. Giới phe bình ngay lập tức gọi chú đại bàng là ‘con gà mái xoàng xĩnh’ và chỉ ít lâu sau họa sĩ Yevgeny Ukhnalev đã phục hồi gần như tất cả những chi tiết bị bỏ đi trước đây.

Russian_coa_1917.jpg
‘Con gà mái xoàng xĩnh’ (wikipedia.org)

Quốc huy mới của nước Nga chính thức được thông qua tháng 12/2000. Hiện, quốc huy giống như của một nhà nước quân chủ với tất cả những chi tiết đại diện cho quyền lực của Sa hoàng được phục hồi. Song nó lại là biểu tượng cho một chế độ Cộng hòa liên bang.

479px-Coat_of_Arms_of_the_Russian_Federation.jpg
Quốc huy nước Nga ngày nay (wikipedia.org)

Hình ảnh con đại bàng vàng 2 đầu và thánh George cưỡi ngựa trắng có thể được hiểu như sau: Nga vẫn được bảo vệ bởi Chúa ba ngôi, đặt niềm tin vào Chúa trời, Sa hoàng và tổ quốc. Nga đặt trọng tâm vào việc thống nhất lãnh thổ, ngoài ra không có gì khác. Nga tuân thủ theo luật pháp và công lý trong trật tự thế giới. Nga không đe dọa các nước khác. Những ý định của Nga trong sáng như bạc, quân đội Nga tuân thủ các nguyên tắc chân chính như màu xanh và mũi giáo của thánh George hướng xuống dưới nhằm chống lại mọi tội ác xấu xa của loài người.

Với tất cả những ý nghĩa ấy, quốc huy của nước Nga tượng trưng cho lời thề của quân đội lời cầu nguyện của người Nga.

Interpreting-the-Russia-Ukraine-Netherlands-coat-of-arms1.jpg
Tranh minh họa của họa sĩ Ivan Belikov

Nguồn:

https://en.wikipedia.org/wiki/Double-headed_eagle

https://en.wikipedia.org/wiki/Byzantine_flags_and_insignia

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Russia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ivan_III_c%E1%BB%A7a_Nga

https://vi.wikipedia.org/wiki/Pyotr_I_c%E1%BB%A7a_Nga

 

Bình luận về bài viết này