Tuvalu: Hội đường Maneapa

Hội đường Maneapa là một phần không thể thiếu của cuộc sống tại Tuvalu, đây là nơi văn hóa truyền thống của đảo quốc này được tạo ra, tái tạo và bảo tồn. Nó có thể tổ chức những nghi lễ trang trọng nhất của quốc gia, nhưng cũng có thể đón tiếp những người dân bình thường nhất đến sinh hoạt hàng ngày.

physical-location-map-of-vaitupu.jpg
(maphill.com)

Tuvalu còn được gọi Quần đảo Ellice gồm 9 đảo nhỏ, thuộc vùng Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Úc. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km², đứng hàng thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican; công quốc Monaco và Nauru.

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các nhà khoa học đã chứng minh rằng những cư dân đầu tiên ở các đảo Tuvalu hiện nay có lẽ là người SamoaTonga thuộc chủng tộc Polynesia đã định cư tại Tuvalu khoảng 3000 năm trước. Đến cuối thế kỷ thứ 19, Tuvalu bị thực dân cai quản. Trong suốt một thời gian dài tư năm 1892-1916, một phần đặt dưới quyền bảo hộ của chính quyền Anh. Năm 1916, một phần của quần đảo Gilbert và Ellice trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng: quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập còn quần đảo Tuvalu phụ thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu giành độc lập và gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.

Trên quốc kỳ Tuvalu ngày nay là biểu tượng quốc gia của đảo quốc này: hội đường Maneapa, nơi cộng đồng dân cư hội họp và gặp gỡ, chức năng giống như một cái đình làng của người dân bản xứ nơi đây.

800px-Coat_of_arms_of_Tuvalu.jpg
Quốc huy Tuvalu (wikipedia.org)
Seal_of_Palau.jpg
Quốc huy Palau (wikipedia.org)

1. Cấu trúc  

Trung tâm của bất cứ cộng đồng ở dân cư nào ở cả Kiribati và Tuvalu đều là một căn Maneapa, hay còn gọi là Hội đường. Maneapa không chỉ là công trình lớn nhất trong bất cứ ngôi làng nào, nó còn là trung tâm của đời sống trong làng và là nền móng của quản lý quốc gia. Ở Kiribati thì tên gọi của công trình có chút khác biệt, gọi là Maneaba

Một hội đường Maneapa truyền thống là một công trình đồ sộ, với những thanh và 2 hàng cột san hô thấp chống đỡ một phần mái vòm khổng lồ làm từ gỗ dừa, quấn chặt với nhau bằng dây thừng làm từ xơ dừa và cuối cùng lợp bằng lá dứa. Cả cộng đồng dân cư đều cùng tham gia xây dựng một tòa Maneapa, và mọi bộ phận của Maneapa đều có một công dụng thực tiễn lẫn mang tính biểu tượng.

106555121.WLemBmHu.Maneabba.jpg
Hội đường Maneapa truyền thống (pbase.com)

Maneapa có vai trò văn hóa tương tự như tòa nhà Marae trong văn hóa Polynesia, một công trình kiến trúc mang tính cộng đồng và linh thiêng, phục vụ cho những mục đích tín ngưỡng và xã hội.

waiwhetu-marae-waiwhetu-entrance-to-pa-with-carved-tiki.jpg
Một Marae trong văn hóa Polynesia (wellingtonnz.com)

Tại Kiribati, tòa nhà Quốc hội của Kiritbati được gọi là Maneaba ni Maungatabu, nghĩa là ‘maneaba tối cao’.

KiribatiParliamentHouse.jpg
Maneaba ni Maungatabu tại Kiribati (svoboda.org)

2. Chức năng

Hội đường maneapa có mặt ở tất cả các đảo ở Tuvalu, có vai trò là một trung tâm cộng đồng đa năng. Tại đảo thủ đô Funafuti, một không gian mở gọi là ‘malae’ dùng để đặt một nhà thờ và một hội đường. Đây là nơi tổ chức các buổi họp mặt của cộng đồng, các trò chơi dân gian, thể thao, nhảy múa và lễ hội truyền thống. Khi các hoạt động này diễn ra bên trong tòa nhà mà vẫn có những cuộc họp thường nhật của ban quản trị cộng đồng, thì buổi họp sẽ được diễn ra dưới bóng cây lớn nhất ngoài rìa khu vực malae. Ban quản trị của cộng đồng trên đảo thường sẽ là các aliki (tù trưởng), fonopule (thành viên hội đồng trên đảo) và toeaina (bô lão).

Tại thủ đô Funafuti, khu vực đặt những tòa nhà và văn phòng của chính phủ gọi là Vaiaku. Quốc hội sẽ họp tại hội đường Vaiaku, nơi cũng được sử dụng bởi các tổ chức khác nếu họ không có một trung tâm hội họp chính. Đây là tòa Maneapa đón tiếp các quan chức nước ngoài, đôi khi họ sẽ được thưởng thức các điệu nhảy fatele truyền thống của Tuvalu. Trước những sự kiện lớn thì các buổi diễn tập fatele diễn ra hàng tuần trong Hội đường.

3c178973609c6d1aaeb7d989487e499b.jpg
Hoàng tử nước Anh William và công nương Catherine tham dự điệu nhảy fatele tại maneapa Vaiaku, năm 2012 (mirror.co.uk)

Những dịch vụ của nhà thờ cũng được thực hiện tại đây, nhưng nhiều cư dân trong vùng cảm thấy không thoải mái khi phải đi lễ nhà thờ trong một tòa nhà chính phủ, nên họ thường lấy cớ để không đến đây làm lễ, ví dụ như đường đi xa mà họ thì phải đi bộ trong cái nóng. Nếu nhà thờ trong vùng trở nên cũ kỹ và không an toàn, hội đường manepa sẽ được sử dụng thay cho đến khi sửa chữa xong nhà thờ cũ.

Trong thời gian Giáng sinh đến Năm mới, hội đường Maneapa sẽ được sử dụng gần như liên tục. Trong tuần, các nam giới trung niên và cao tuổi không làm việc cho chính phủ có thể đến đây tụ họp. Họ thường đến vào lúc 7h sáng để cầu nguyện và ăn sáng, sau đó trò chuyện, đánh bài, đánh domino cho đến tận trưa khi mà bữa ăn chính bắt đầu. Mỗi gia đình sẽ cung cấp thức ăn cho bữa tiệc này và có rất nhiều người dân đến tham dự. Sau khi cánh đàn ông ăn uống và phát biểu, họ sẽ tiếp tục chơi cho đến hoàng hôn, đó là lúc trở về nhà và cầu nguyện cùng gia đình.

8a55427e60239992745c3c9a58bc628b
Nhà thờ Vaitupu tại Tuvalu (pinterest.co.uk)

Đôi khi manepa có thể dùng để tổ chức những đám cưới riêng tư với số lượng khách có hạn. Trong những ngày thường nhật, Hội đường thường đón tiếp những nhóm nhỏ dân cư đến trò chuyện và thư giãn, là nơi phụ nữ đến quây quần chế tạo đồ thủ công hoặc tổ chức các buổi chiếu phim cho cả cộng đồng nhằm gây quỹ.

3. Trở thành biểu tượng quốc gia

Tóm lại, hội đường maneapa là một phần không thể thiếu của cuộc sống tại Tuvalu. Nó là nơi tổ chức các buổi lễ trang nghiêm nhất nhưng cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động thường nhật nhất của cuộc sống người dân nơi đây. Hội đường maneapa là một biểu tượng mạnh mẽ của sự đoàn kếtchủ nghĩa cộng đồng của người Tuvalu. Đây là nơi truyền thống được tạo ra, tái tạo và bảo tồn, nhưng cũng là nơi chứng kiến những cải cách sáng tạo nhất. Trong những dịp nhất định, chẳng hạn như ngày ‘Quốc tế Phụ nữ’, phụ nữ có thể được đàn ông phục vụ những bữa tiệc thịnh soạn tại hội đường Funafuti.

Interior_of_a_maneapa_in_Funafuti,_Tuvalu.jpg
Bên trong maneapa tại Funafuti (wikiwand.com)

Tuvalu giành độc lập từ Kiribati vào năm 1978, và đã được kêu gọi giữ gìn truyền thống văn hóa của mình, trong đó hội đường Maneapa đã trở thành một biểu tượng quốc gia vô cùng quan trọng. Ví dụ như tòa nhà Quốc hội cũng được gọi là một Maneapa và các nghi thức long trọng của quốc gia cũng được cử hành tại đây như những cuộc họp Quốc hội và cuộc đón tiếp Hoàng gia Anh năm 1982.

Queen.jpg
Tuvalu đón tiếp nữ hoàng Elizabeth II năm 1982 (thecoconet.tv)

Một phiên bản cách điệu của thiết kế Manepa truyền thống trở thành trung tâm của quốc huy mới. Tại thời điểm mới giành độc lập, biểu tượng quốc huy này xuất hiện trên khắp các áo phông, khăn tắm và bìa của quyển Kinh thánh Tân Ước của Tuvalu.

tuvalu_coat_of_arms_black_t_shirt-rac958096031c4e7cbf37b346722f7339_k2gm8_324.jpg
Áo phông in quốc huy Tuvalu

Maneapa chính xác là một biểu tượng chung mà một quốc gia mới như Tuvalu cần, đặc biệt là khi bản sắc quốc gia được thúc đẩy và phải bao gồm truyền thống mạnh mẽ của địa phương. Chủ nghĩa dân tộc của Tuvalu tìm kiếm một biểu tượng mang tính thống nhất cả dân tộc và không có gì có thể thể hiện văn hóa Tuvalu rõ nét hơn một hội đường Maneapa.

DSC_0100.jpg
(tuvalu-odyssey.net)

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuvalu

https://en.wikipedia.org/wiki/Maneaba

http://www.jps.auckland.ac.nz/docs/Memoirs/mem_045/mem_045_07.pdf

 

 

Bình luận về bài viết này