Latvia: Sư tử và Bằng sư

Đất nước Latvia bé nhỏ khi xưa thường xuyên bị tranh giành bởi những cường quốc xung quanh. Lịch sử này phản ánh đến tận ngày nay trên quốc huy của Latvia khi con sư tử của Tây Âu kết hợp với con đại bàng trắng của Ba Lan và tạo thành hình ảnh một sinh vật cao quý trong thần thoại: Bằng sư Griffin.

Physical location map of Latvia.
(maphill.com)

Latvia là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu. Do nằm ở một vị trí chiến lược, Latvia thường xuyên bị xâm chiếm bởi những quốc gia lớn hơn xung quanh. Vào cuối thế kỉ 12, Latvia được nhiều nhà buôn và nhà truyền đạo Kitô người Đức ghé thăm do con sông dài nhất nước này, sông Daugava, là một cửa ngõ quan trọng để đến Nga. Nhưng người Baltic ngoại giáo vẫn chưa sẵn sàng theo tôn giáo mới nên họ đã nổi dậy chống lại. Giáo hoàng đã quyết định gửi quân Thập tự đến đây để thực hiện thánh chiến, chấm dứt sự phát triển của những bộ lạc Baltic tại Latvia, thay vào đó là sự cải đạo của hàng loạt người dân sang Kitô giáo.

Vansu-bridge-over-Daugava-river-in-Riga-Latvia.jpg
Sông Daugava tại thủ đô Riga (turisttotal.com)

Người Đức thành lập thành phố Riga vào năm 1201, và dần phát triển thành một đô thị rộng lớn và xinh đẹp nhất trên bờ Nam biển Baltic. Vào thế kỉ 13, Liên bang Livonia bao gồm Estonia là Latvia đã phát triển mạnh mẽ dưới trướng của người Đức. Từ đó, Riga trở thành một địa điểm giao thương quan trọng giữa Đông và Tây, một trung tâm thương mại lớn ở phía Đông Baltic và có những nét văn hóa ngày càng giống với Tây Âu.

Đầu thế kỉ 13, dòng Hiệp sĩ Livonia truyền đạo và cai trị lãnh thổ Latvia cho đến năm 1561. Sau đó, đất nước bị chia cắt và thuộc quyền thống trị của Ba LanThụy Điển. Vào thế kỉ 17, Latvia đã được củng cố vững chắc, với sự hợp nhất của các dân tộc, nền văn hóa thống nhất và ngôn ngữ chung đã được hình thành, với tên gọi Latvia.

Năm 1700, cuộc Đại chiến Bắc Âu nổ ra, Thụy Điển thất bại và phải cắt Latvia cho Nga, và Latvia trở thành một bộ phận của Đế chế Nga. Sa hoàng nhanh chóng kiểm soát tất cả những thành phố giàu có của đất nước Latvia, trở thành một trong những vùng đất phát triển nhất của nước Nga.

Năm 1918, Latvia tuyên bố độc lập. Đến năm 1940, sau hiệp ước Xô-Đức 1939, Liên Xô tiến quân vào nước này và Latvia sáp nhập vào Liên Xô. Sau đó, Đức tấn công Liên Xô và chiếm Latvia trong Thế chiến thứ II (1941-1944). Trong thời gian này có khoảng 70.000 người Do Thái sống tại Latvia, 95% trong số họ bị sát hại bởi Đức quốc xã. Năm 1944, Latvia tái sáp nhập vào Liên bang Xô Viết. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, năm 1991, Latvia trở thành nước cộng hòa.

Quốc huy của Litva thể hiện những phần lãnh thổ lịch sử đã hợp thành đất nước ngày nay. Con sư tử màu đỏ của Courland đại diện cho vùng phía Tây và Tây Nam Latvia, còn con bằng sư griffin sư màu bạc tượng trưng cho vùng phía Đông Bắc và Đông Nam.

Coat_of_arms_of_Latvia.jpg
Quốc huy Latvia ngày nay (wikipedia.org)

1. Công quốc Courland và Semigalia

LivoniaKnight.jpg
Dòng Hiệp sĩ Livonia (wikipedia.org)

Vào thời cổ đại, những người Curonia, một bộ tộc ngoại giáo, là những cư dân đầu tiên của Vùng Courland. Tới đầu thế kỷ 13, Dòng Hiệp sĩ Thập tự Livonia (Livonian Brothers of the Sword) chinh phục những người Curonia và cải đạo họ sang Kitô giáo. Courland trở thành một vùng đất phụ thuộc Giáo hội và những hiệp sĩ Teuton.

Tới tận năm 1561, trong Chiến tranh Livonia, Liên bang Livonia giữa Latvia và Estonia sụp đổ, Hội Hiệp sĩ Thập tự Livonia cũng bị giải tán. Trên cơ sở Hiệp ước Vilnius, phần lãnh thổ Latvia nằm giữa bờ Tây sông Daugava và biển Baltic trở thành Công quốc Courland và Semigallia, một chư hầu của Liên minh Ba Lan-Lithuania và chịu sự cai quản của các Công tước nhà Kettler.

Gotthard_Kettler.jpg
Gotthard Kettler (wikipedia.org)

Gotthard Kettler, Tổng quản cuối cùng của Hội hiệp sĩ Livonia, trở thành Công tước đầu tiên của Courland và sở hữu 1/3 lãnh thổ Công quốc mới. Những thành viên khác của Hội trở thành những quý tộc Couronia đầu tiên. Cũng như những thành viên khác của Hội, Kettler là một người Đức.

Sau đó Công quốc Courland trở thành một trong những đất nước nhỏ bé nhất ở châu Âu chiếm được thuộc địa ở nước ngoài: thiết lập những đồn điền tồn tại ngắn ngủi ở vùng biển Caribbe tại những đảo của Tobago và Trinidad, và ở cửa sông Gambia tại châu Phi.

Huy hiệu sư tử màu đỏ của Công quốc Courland xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ này, chính xác là vào năm 1569.

Coat_of_arms_of_Kurzeme.jpg
Sư tử Courland (wikipedia.org)

2. Công quốc Livonia

Trong khi đó vùng Vidzeme và Latgale ở phía Đông Latvia thì thuộc về Đại Công quốc Lithuania. Đến năm 1566 thì khu vực này trở thành Công quốc Livonia sau Hiệp ước giữa các điền chủ Livonia và chính quyền Lithuania. Jan Hieronimowicz Chodkiewicz trở thành Công tước đầu tiên của Livonia.

Huy hiệu bằng sư Griffin có nguồn gốc từ Ba Lan trở thành huy hiệu của Công quốc Livonia lần đầu tiên năm 1566.

a3117c1998f218f9b8c94756aeb31873.jpg
Bằng sư Livonia (wikipedia.org)
750px-POL_województwo_wielkopolskie_COA.jpg
Huy hiệu triều đại Piast (wikipedia.org)

Huy hiệu Gryfici là một huy hiệu được sử dụng bởi rất nhiều các dòng họ quý tộc tại Ba Lan và sau đó là Liên minh Ba Lan-Lithuania vào thời Trung Cổ. Theo một số các sử gia, những dòng họ quý tộc mang huy hiệu Gryfici là hậu duệ của một nhánh của triều đại Piast có huy hiệu Đại bàng trắng tại Ba Lan, và tổ tiên của họ là Świętopełk, người em trai của Boleslaw I Đại đế.

POL_COA_Gryf
Huy hiệu Gryfici (wikipedia.org)
400px-Leszek_III.JPG
Hoàng tử Leszek III (ru.wikipedia.org)

Về nguồn gốc của huy hiệu Gryfici thì tương truyền rằng, hoàng tử Leszek III sống vào thời Cổ đại của Ba Lan vào năm 805 có 14 người con trai, và ông đã phân chia vương quốc cho từng người, buộc họ phải thề rằng không tranh giành lãnh thổ của nhau, đảm bảo sự yên bình và tự do của đất nước với một quân đội thống nhất.

Tất cả những người con trai được thống nhất dưới một ngọn cờ chung ban bởi Lezlek III. Người Ba Lan thời đó sử dụng một lá cờ hình sư tử con trên lá cờ ra trận, sau đó vào năm 550, chú chim đại bàng trắng xuất hiện như một biểu tượng của toàn vương quốc. Sự kết hợp của 2 loài vật này tạo thành hình ảnh loài bằng sư Griffin, mình sư tử, đầu đại bàng, một sinh vật huyền thoại.

3. Bằng sư Griffin

beasts7.jpg
Hình ảnh Griffin được tìm thấy sớm nhất tại Ai Cập (pinterest.co.uk)

Bằng sư Griffin được tìm thấy trong các tín ngưỡng dân gian ở nhiều nơi như Ba Tư, Ai Cập cổ đại và một số nơi khác vào trước thiên niên kỷ thứ 3 TCN. Dù là vậy nhưng nó mãi được coi là một sinh vật thần thánh trong truyền thuyết, luôn có vị trí cao quý trong tín ngưỡng của những quốc gia thờ tự nó.

Griffin có thân, đuôi và chân sau của sư tử; đầu, cánh và chân trước của đại bàng. Vì theo truyền thống sư tử được coi là vua của các loài thú và đại bàng là vua của các loài chim, bằng sư được xem là một sinh vật đặc biệt quyền lựccao quý, chúa tể của mọi loài sinh vật.

Griffin.jpg
Chúa tể của muôn loài vật (youtube.com)

Griffin có thể điều khiển các loài động vật theo ý muốn, nhưng nó không bao giờ dùng đến quyền năng này bởi nó tôn trọng sự tự do của các loài khác. Ngoài ra, nó còn có một số quyền năng khác như: bảo vệ con người trước ác quỷ, ma thuật và những điều dối trá. Nó mang lại sự may mắn, ấm nohạnh phúc. Cũng chính vì thế các gia đình giàu có thường thờ Griffin như một vị thần bảo vệ của cải.

Griffin có một sức mạnh cực kỳ lớn nhờ sở hữu thân của loài sư tử trong khi cái đầu chim đại bàng giúp nó di chuyển đầu linh hoạt. Nó có thể nâng một con voi và sức quạt gió có thể thổi bay mọi vật. Nó luôn dùng sức mạnh này để giúp con người và các loài động vật khác trước móng vuốt của kẻ thù.

1433274487557.jpg
Griffin chiến đấu chống lại loài rồng hung ác (pinterest.co.uk)

Ngoài ra cặp mắt của vua loài chim giúp có một tầm nhìn rộng, dễ dàng phản ứng trước mọi nguy hiểm. Đôi cánh to của Griffin khi bay cao có thể che gần hết mặt trời làm một vùng đất dưới nó tối sầm. Tuy có thân hình to lớn nhưng nhờ đôi cánh đầy sức mạnh này mà Griffin vẫn có thể di chuyển nhẹ nhàng khi bay. Móng vuốt đại bàng của Griffin còn có năng lực chữa bệnh và lông vũ của nó có thể chữa khỏi những đôi mắt bị mù lòa.

2e9830ace1162cf5e72f279876da10bf--mythical-dragons-mythological-creatures.jpg
Griffin khi bay (pinterest.com)

Theo truyền thuyết, Griffin chỉ kết đôi một lần trong đời, và khi người bạn đời mất đi, chúng sẽ tiếp tục sống một mình và không bao giờ tìm kiếm một tình yêu khác. Bàng mã Hippogriff được xem là kết quả của tình yêu giữa loài griffin và ngựa.

Buckbeak_WB_F3_ConceptOfHarryRidingFlyingBuckbeak_Illust_100615_Land.jpg
Bàng mã Hippogriff trong bộ truyện Harry Potter (pottermore.com)

Trong hệ thống biểu tượng huy hiệu, huy hiệu Griffin thể hiện lòng dũng cảm và liều lĩnh, và luôn được thể hiện như một loài vật hung tợn và quyền năng. Chúng đại diện cho sức mạnh, lòng dũng cảm, trí tuệ trong quân sự và nghệ thuật lãnh đạo.

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Latvia

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Latvia

https://en.wikipedia.org/wiki/Duchy_of_Courland_and_Semigallia

https://en.wikipedia.org/wiki/Duchy_of_Livonia

https://en.wikipedia.org/wiki/Gryf_coat_of_arms

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%83u_s%C6%B0

https://en.wikipedia.org/wiki/Griffin

 

Bình luận về bài viết này