Lithuania: Kỵ sĩ Pahonia

Hình ảnh kỵ sĩ cưỡi con ngựa đỏ trong thần thoại thế giới thường tượng trưng cho một vị thần chiến tranh. Đối với dân tộc Lithuania, hình ảnh kỵ sĩ ấy là Gediminas, vị Đại Công tước vĩ đại đã xây dựng đất nước và đưa Lithuania bé nhỏ trở thành lãnh thổ rộng lớn nhất châu Âu.

physical-location-map-of-lithuania.jpg
(maphill.com)

Lithuania trong tiếng Việt gọi là Litva, theo sự phân chia của Liên Hiệp Quốc, Lithuania được xếp vào nhóm Bắc Âu. Đây là một quốc gia có lịch sử lâu đời tại châu Âu, chính thức xuất hiện trong lịch sử từ năm 1009 và sau đó đã phát triển thành Đại Lãnh địa Lithuania hùng mạnh, thủ đô là thành phố Vilnius. Người Lithuania là một nhánh của các dân tộc Baltic, bao gồm cả người LatviaEstonia.

Trước sự đe dọa của ngoại bang, Đại Công tước Mindaugas đã thống nhất các dân tộc Baltic. Năm 1253, ông đã lên ngôi vua của Lithuania và đất nước được tuyên bố với tên gọi Vương quốc Lithuania. Vương quốc bị tàn phá nặng nề trong các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ vào các năm 1241, 1259 và 1275.

Karalius_Mindaugas.jpg
Vị vua đầu tiên và cũng là cuối cùng của Lithuania, Karalius Mindaugas (lt.wikipedia.org)

Năm 1316, vua Gediminas đã tiến hành khai phá và xây dựng lại đất nước. Dưới sự trị vì của Đại Công tước Gediminas, đất nước Lithuania đã trở nên hùng mạnh và dám thách thức với cả người Mông Cổ, lúc đó đang kiểm soát nước Nga. Bằng những cuộc chiến tranh chinh phục, lãnh thổ Đại Công quốc Lithuania đã mở rộng hơn bao giờ hết, trải dài từ biển Baltic đến biển Đen và bao gồm nhiều phần của nước Belarus và Ukraina ngày nay. Vào cuối thế kỉ 14, Lithuania trở thành quốc gia rộng lớn nhất châu Âu.

Gediminas.jpg
Đại Công tước Gediminas vĩ đại (emaze.com)
2000px-COA_of_Polish-Lithuanian_Commonwealth
Huy hiệu của Liên bang Ba Lan – Lithuania (wikipedia.org)

Trong khoảng thời gian 1569–1795, Lithuania cùng với Ba Lan thành lập một quốc gia với tên gọi Liên bang Ba Lan – Lithuania. Sự hợp nhất này hình thành nên một quốc gia có diện tích rộng lớn ở châu Âu và có vị thế chính trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, Lithuania đã phải trải qua một quá trình Ba Lan hóa trên mọi mặt đời sống, và đến năm 1696, tiếng Ba Lan đã trở thành ngôn ngữ chính thức tại Lithuania. Liên bang Ba Lan – Lithuania chính thức sụp đổ vào năm 1795 và sau đó bị xâu xé giữa Nga và Phổ.

Sau đó, Đế quốc Nga kiểm soát phần lớn lãnh thổ của Lithuania. Vào năm 1812, khi quân đội Pháp của Napoléon tiến vào Lithuania, người Lithuania đã coi đó như những người mang hy vọng về một nền độc lập. Thế nhưng quân Pháp cuối cùng bị đánh bại bởi Nga. Đến cuối thời kỳ này, tiếng Lithuania đã dần dần khôi phục sau một thời gian dài bị lãng quên, là một điều kiện để dẫn tới phong trào độc lập dân tộc sau này.

Trong chiến tranh thế giới I, Lithuania bị quân đội Đức chiếm đóng. Sự sụp đổ của Đế chế Nga trong cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã dẫn tới việc Lithuania tuyên bố thành lập một nền cộng hòa độc lập trong khi vẫn còn bị Đức chiếm đóng. Tháng 11/1918, quân Đức thất bại và Litva trở thành một quốc gia độc lập. Sau thế chiến II, Litva đã trở thành một phần của Liên Bang Xô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Lithuania. Sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, Lithuania và nước láng giềng Belarus đều tuyên bố trở thành những quốc gia độc lập.

Quốc huy của Lithuania và cả Belarus trong quá khứ đều sử dụng chung hình ảnh trên nền đỏ, một hiệp sĩ cưỡi ngựa trắng, vung một thanh kiếm và che chắn một tấm khiên được gọi là Pahonia, bắt nguồn từ huy hiệu của Đại Công quốc Lithuania.

Coat_of_arms_of_Lithuania.jpg
Quốc huy Lithuania ngày nay (wikipedia.org)
Coat_of_arms_of_Belarus_(1918,_1991-1995).jpg
Quốc huy Belarus từ năm 1991-1995 (wikipedia.org)

1. Thần chiến tranh Kovas

CH6vB8JUMAA8lzu
Thần Perkunas (ok.ru)

Theo Jonas Trinkūnas, lãnh đạo của phong trào ngoại giáo hiện đại Romuva tại Lithuania, biểu tượng kỵ sĩ Pahonia tượng trưng cho thần sấm sét tối cao Perkunas hoặc thần chiến tranh Kovas, những vị thần được mô tả như những kỵ binh trong thần thoại Lithuania.

Trong thần thoại Lithuania, Perkūnas là vị thần của sấm sét và bão tố. Trong bộ 3 vị thần quan trọng của vùng Baltic, Perkunas tượng trưng cho quyền năng sáng tạo, lòng dũng cảm, sự thành công, vinh quang, chiến thắng và bầu trời. Trong khi đó, thần Patrimpas là vị thần của mặt đất, biển cả, mùa màng và ngũ cốc. Còn thần Patulas là vị thần của địa ngục và cái chết. Trong đó, vì là vị thần của cõi trời nên Perkunas là người hầu thân cận nhất của Chúa trời vô hình Dievas, đóng vai trò như một Thiên Lôi, phục vụ và thi hành những mệnh lệnh của Thần tối cao Dievas.

Baltic-Gods-by-Olaus-Magnus.jpg
Bộ 3 thần Patulas, Perkunas và Patrimpas (ssomowa.wixsite.com)

Còn Kovas là vị thần của chiến tranh và quyền lực (như Ares trong thần thoại Hy Lạp). Tại Lithuania, tháng đầu tiên của mùa xuân được gọi là Kovas (tháng 3) bởi vì những chiến dịch quân sự thường sẽ bắt đầu vào tháng đầu tiên của mùa xuân khi thời tiết thuận lợi. Những chiến binh trước khi ra trận sẽ ngồi trên lưng ngựa, mặc giáp, mang vũ khí và cầu nguyện Kovas. Những tù binh chiến tranh cũng thường được hiến tế cho Kovas.

the-horsemen-of-revelation-the-red-horse-of-war_0
Những vị thần chiến tranh thường được mô tả là một kỵ sĩ cầm kiếm cưỡi trên một con ngựa đỏ (pinterest.co.uk)

2. Đại Công tước Gediminas

220px-Witenes.jpg
Công tước Vyentis (wikiwand.com)

Trong quyển biên niên sử Gustyn, huy hiệu Pahonia được cho là lần đầu tiên sử dụng bởi Công tước Vytenis (1260–1316), anh trai của Đại Công tước Gediminas. Vyentis là Đại Công tước của Lithuania từ năm 1295-1316, người đầu tiên của triều đại Gediminid cai trị đất nước trong một quãng thời gian dài. Vào đầu thế kỷ 14, danh tiếng của ông còn lừng lẫy hơn cả người em Gediminas, người mà các sử gia hiện đại xem là một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử Lithuania.

Như vậy có thể thấy, huy hiệu Pagonia bắt nguồn từ triều đại Gediminid, và triều đại này lấy theo tên nhân vật Đại Công tước Gediminas vĩ đại, người đã thay anh trai Vyentis lên nắm quyền khi ông này không có hậu duệ nối dõi. Trong thời kỳ Gediminas trị vì, Công quốc Lithuania trở thành một cường quốc về quân sự và chính trị ở Đông Âu.

Gediminas_Diplo.jpg
Đại Công tước Gediminas (civilization-v-customisation.wikia.com)

Gediminas (1275–1341) cai trị Lithuania từ năm 1315 cho đến khi mất. Ông được cho là người đã sáng lập Đại Công quốc Lithuania và mở rộng lãnh thổ của đất nước kéo dài từ biển Baltic đến tận Biển Đen. Ông còn được xem như nhân vật quan trọng nhất trong buổi đầu lịch sử của Lithuania, người đã xây dựng kinh đô Vilnius và thành lập một triều đại có ảnh hưởng đến vua chúa phong kiến của các nước Ba Lan, HungaryBohemia (Cộng hòa Czech) sau này.

dsc_0392.jpg
Tượng đài Đại Công tước Gediminas ngày nay tại thủ đô Vilinus (yandex.ru)

Gediminas nổi tiếng như là một nhà vô địch, người bảo hộ của những kẻ ngoại giáo, chống lại sự truyền đạo Kitô vào đất nước bằng những cuộc chiến đẫm máu cũng như những cuộc đàm phán khôn khéo với Giáo hoàng và các vua chúa Kitô giáo khác.

3. Công lao của Gediminas

Chuyện là từ thời vua Mindaugas, các hiệp sĩ Teuton đã thực hiện những cuộc thập tự chinh nhắm vào Lithuania, ép buộc người dân nơi đây phải tuân theo Kitô giáo. Công cuộc chống lại những hiệp sĩ Teuton từ lâu đã liên kết các bộ tộc ở Luthuania dưới sự lãnh đạo của công tước Vyentis. Khi ông mất, người em trai Gediminas tiếp tục lãnh lấy nhiệm vụ thiêng liêng này.

4vGZUtN
Những hiệp sĩ Teuton được xem là kẻ thù không đội trời chung của Công quốc Lithuania (imgur.com)

Nhưng Đại Công tước Gediminas nhắm đến một mục tiêu lớn hơn, đó là thiết lập ra một triều đại không những giúp Lithuania yên bình mà còn phải lớn mạnh. Vì mục tiêu này, ông đã tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao với Tòa thánh Vatican. Cuối năm 1322, ông gửi một lá thư đến Giáo Hoàng John XXII kêu gọi sự bảo vệ chống lại sự đàn áp của các hiệp sĩ Teuton. Sau khi nhận được lời hồi đáp đầy thiện ý từ Tòa thánh, Gediminas thông báo cho tất cả các làng mạc, thị trấn tại Lithuania rằng những hiệp sĩ Thánh chiến sẽ được quyền đến định cư tại đây, được tự do chọn nơi sinh sống và có luật pháp dành riêng cho họ. Những linh mục và nhà sư cũng được mời đến xây dựng các nhà thờ tại thủ đô Vylinus và thành phố Navahradak.

gedimino-laiskai-dokumentas-Copy.jpg
Gediminas gửi thư đến Giáo hoàng (liveinternet.ru)

Ông thậm chí còn xin Giáo hoàng gửi đến một phái đoàn đến để rửa tội cho ông. Phái đoàn gồm những vị mục sư từ Riga (thủ đô Latvia), vua Đan Mạch và các hiệp sĩ dòng đền tập trung tại Vilnius và xác nhận những lời hứa của Mediminas cũng như làm lễ rửa tội cho ông tại đây. Sau cùng, một thỏa thuận hòa bình kéo dài 4 năm đã đạt được ký tại Vylinius, nhân danh toàn bộ thế giới Kitô giáo, giữa Công quốc Lithuania và các hiệp sĩ Teuton vào năm 1323.

Tuy nhiên, sau đó mọi thứ lại thay đổi một cách chóng mặt, Gediminas giải thoát thành Dobrzyn ở Ba Lan khỏi bàn tay của quân Thập tự khiến những giám mục người Phổ nổi giận. Họ đặt nghi vấn về tính trung thực của những lá thư từ Gediminas và tố cáo ông trở thành một kẻ thù của đức tin. Trong khi đó bên phía Giáo hội Chính thống giáo lại khiển trách ông vì đã nghiêng về phía giáo hội La Mã. Còn trong nước thì những người Lithuania ngoại giáo buộc tội ông phản bội lại những vị thần cổ xưa của đất nước.

Gediminas đã tháo gỡ toàn bộ những khó khăn trên bằng cách xóa bỏ hết tất cả những lời hứa trước đây: ông không tiếp những phái đoàn linh mục vào Lithuania vào đuổi những hiệp sĩ Thánh chiến ra khỏi lãnh thổ. Những biện pháp cứng rắn này là một sự thừa nhận thực tế rằng ở Lithuania thời bấy giờ, ngoại giáo vẫn là niềm tin lớn mạnh nhất, và không thể nào dễ dàng bị thay thế. Gần như ngay lập tức, các hiệp sĩ Thánh chiến trở lại tấn công Lithuania.

85aa5a04c22e374f2d13bb17dd75f596.jpg
Công chúa Aldona (pinterest.com)

Nhưng trong khoảng thời gian ngưng chiến, Gediminas đã kịp thành lập một liên minh với vua Władysław I của Ba Lan bằng cách gả công chúa Aldona của mình cho Hoàng tử Casimir III, người sau này lên ngôi vua Ba Lan năm 1333 trở thành vị vua vĩ đại nhất lịch sử Ba Lan. Cuộc hôn nhân chính trị này đảm bảo một liên minh vững mạnh bảo vệ Lithuania khỏi những hiệp sĩ Teuton. Những cuộc Thập tự chinh xâm lược từ năm 1328-1340 lần lượt bị đẩy lùi và Lithuania thậm chí còn phản công đến tận nước Phổ, Latvia và thách thức cả người Mông Cổ, những kẻ lúc đó đang kiểm soát nước Nga.

dr15.jpg.w560h287.jpg
Chiến tranh Lithuania-Ba Lan-Teuton (dsnews.ua)

Đã ngoại giao giỏi, Gediminas còn là một nhà chính trị đối nội khôn ngoan. Ông bảo vệ cả những tu sĩ Công giáo La Mã và Chính thống giáo Đông phương, nâng tầm quân đội Lithuania lên tầm cao nhất mà nó có thể đạt được, bảo vệ lãnh thổ đất nước bằng một loạt các pháo đài và lâu đài vững chắc tại khắp các thành phố.

Các nhà sử gia hiện đại cho rằng, Gediminas chưa từng thật sự có ý định chịu lễ rửa tội sang Kitô giáo, mà mục tiêu cuối cùng của ông là bảo vệ Lithuania khỏi nanh vuốt của người Đức. Bằng chứng khi ông mất năm 1341, những nghi lễ mai táng ông vẫn thuộc tín ngưỡng ngoại giáo Lithuania, trong đó có nghi thức thiêu sống những đầy tớ và nô lệ người Đức. Thời bấy giờ, Lithuania trở nên rất đặc biệt tại châu Âu khi là một vương quốc theo ngoại giáo lớn mạnh giữa một thế giới của Công giáo La Mã và Chính thống giáo Byzantine.

130627-Vilnius-And-Vicinity.jpg
Tòa tháp mang tên Gediminas tại thủ đô Vylinius ngày nay (wotif.com)

4. Trở thành biểu tượng quốc gia

pic%5CA%5CL%5CAlgirdas (modern portrait).jpg
Đại Công tước Lithuania, Algirdas (jjmoczarski.wixsite.com)

Sau khi Gediminas mất, một trong những người con trai là Algirdas trở thành người kế vị. Trên huy hiệu của Algirdas vào năm 1366 là biểu tượng kỵ sĩ Pahonia. Hình ảnh này được truyền từ đời này sang đời khác của dòng họ Gediminid vĩ đại và cứ như thế, huy hiệu này được truyền cho những nhà cai trị đã đưa Công quốc Lithuania vào thời đại hoàng kim.

Jagajła._Ягайла_(K._Aleksandrovič,_1790).jpg
Đại Công tước Jogaila (pinterest.com)

Đến thế kỷ thứ 16, trên chiếc khiên của kỵ sĩ Pahonia có hình ảnh của một chữ thập kép màu vàng, ngụ ý rằng Đại Công tước Jogaila đã chịu phép rửa tội sang Kitô giáo vào năm 1386, và kết hôn với công chúa Hungary (sau này là vua Ba Lan) nàng Jadwiga, lập ra triều đại Jaiellon. Vương triều này đưa Ba Lan trở thành vương quốc cực thịnh và trở thành ‘trung tâm của châu Âu’ từ thế kỷ 16- 18, ngoài ra còn cai trị cả Lithuania, Hungary và Bohemia. Biểu tượng chữ thập này dĩ nhiền bắt nguồn từ chữ thập kép của đất nước Hungary.

Lithuanian_coat_of_arms_Vytis._16th_century.jpg
Biểu tượng kỵ sĩ pahonia thế kỷ 16 (wikipedia.org)

Vào năm 1410, dưới thời trị vì của Vvyautas, liên minh Ba Lan-Lithuania đã giành một thắng lợi quyết định trước quân Teuton tại trận Grunwald. Hơn 30 trung đoàn quân Lithuania đã giành lấy thắng lợi cuối cùng dưới ngợp trời những lá cờ Pahonia. Ở đất nước Lithuania ngày nay, Vytautas được xem như một vị anh hùng dân tộc và là một nhân vật quan trọng trong sự hồi sinh quốc gia trong thế kỷ 19.

DiploLithuaniaLSMod.png
Đại Công tước Vvyautas (civilization-v-customisation.wikia.com)

Pahonia tiếp tục là biểu tượng của Lithuania qua thời gian, dù cho là khi bị sáp nhập vào Đế quốc Nga năm 1795 hay Liên bang Xô Viết năm 1940, nhưng sau khi giành lại được độc lập, Pahonia vẫn tiếp tục trở thành biểu tượng chính thức của quốc gia Lithuania. Ban đầu, Pahonia được hiểu là tượng trưng cho những vị Đại công tước trị vì Lithuania, nhưng trong những thời kỳ đấu tranh giành độc lập, biểu tượng mang một ý nghĩa khác, đó là một hiệp sĩ đang đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi đất nước của mình.

822d6426179891.563537be04288.jpg
Tranh minh họa của họa sĩ Ivan Belikov

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Litva

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Lithuania

https://en.wikipedia.org/wiki/Gediminas

 

 

 

Bình luận về bài viết này