Serbia: Đại bàng trắng 2 đầu & Thánh giá Serbia

Cả 2 biểu tượng đại bàng 2 đầu và Thánh giá của Serbia đều bắt nguồn từ Đế chế Byzantine, và gắn liền với 2 nhân vật quan trọng của triều đại Nemanja huy hoàng trong lịch sử đất nước này.

Physical location map of Serbia and Montenegro.
(maphill.com)

Serbia nằm ở khu vực Đông Nam Âu, thuộc phần trung tâm của bán đảo Balkan. Người Illyria (người Albania ngày nay), Thracia và Dacia cổ đại đã từng sinh sống ở Serbia trước người La Mã, sau đó qua các cuộc chinh phục của Alexander Đại đế, đế chế Macedonia đã mở rộng đến tận phía Nam Macedonia ngày nay vào thế kỷ thứ 4 TCN.

equestrian-statue-prince-mihailo-obrenovic-belgrade-serbi-iii-serbia-republic-square-italian-sculptor-60105865
Tượng vua Mihailo tại Serbia (dreamstime.com)

Đến thể kỷ thứ 7, người Serb, khi đó đa số đã theo đạo Kitô, đã di cư đến đây. Họ tách ra thành nhiều vương quốc nhỏ độc lập và Raska là nước có tiềm lực và lãnh thổ lớn nhất. Họ bắt đầu thống nhất đất đai với nhiều vùng đất xung quanh rồi đổi tên nước thành Serbia. Năm 1077 tại Zeta (nay là Montenegro), vua Mihailo thuộc triều Vojislavljević được Giáo hoàng phong lên ngôi vua. Thời gian này, những vương quốc của người Serb vẫn bị đe dọa bởi các nước lớn là Đế chế Byzantine và Bulgaria.

Vương quốc Serbia thời trung cổ đạt sự cực thịnh của nó dưới triều đại thứ 3 là triều Nemanjic, khi Serbia chính thức được nâng lên trở thành một vương quốc và nhà thờ Chính thống giáo của Serbia trở thành một nhà thờ tự trị nhờ công của thánh Sava. Đặc biệt là dưới triều đại của vua Stefan Dushan. Ông đã mở mang các tuyến đường thương mại của người Serb khiến nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ, sức mạnh của vương triều được củng cố và Serbia trở thành một trong những trung tâm văn hóa hàng đầu châu Âu lúc bấy giờ. Nhân lúc Đế chế Byzantine suy yếu, Stefan Dushan đã xâm chiếm các vùng đất ở phía Nam và phía Đông, chiếm gần hết phần đất liền của nước Hy Lạp và mở rộng gấp đôi diện tích của Serbia. Năm 1346, ông đăng quang danh hiệu ‘Hoàng đế của người Serb và người Hy Lạp’, thành lập Đế quốc Serbia, nhưng sự huy hoàng đó đã kéo dài không lâu. Năm 1355, vua Stefan Dushan bị đầu độc chết ở tuổi 47. Đất nước Serbia rơi vào khủng hoảng và hỗn loạn bởi những triều đại yếu kém tiếp theo trong khi người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman đang thôn tính Đế chế Byzantine tại phía đông.

Janboruta_Dusan_Diplo.jpg
Vua Stefan Dushan (civilization-v-customisation.wikia.com)

Từ năm 1540, Serbia chịu ách đô hộ của Đế chế Ottoman xâm lược đến tận 4 thế kỷ. Những cuộc chiến tranh chống Ottoman bùng nổ mạnh mẽ đã dẫn tới việc thành lập Công quốc Serbia độc lập và nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế vào năm 1878. Đường biên giới hiện nay của Serbia được hình thành sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc và nước này trở thành một bộ phận của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, một quốc gia Xã hội chủ nghĩa nhưng không phải là đồng minh của Liên Xô. Khi Liên bang Nam Tư giải thể vào thập niên 1990, chỉ còn lại Montenegro ở lại với Serbia trong liên bang Serbia và Montenegro. Năm 2006, Montenegro tách khỏi liên bang và Serbia trở thành một quốc gia độc lập. Hiện nay vấn đề vùng lãnh thổ Kosovo tách khỏi Serbia để thành lập một quốc gia độc lập vẫn gây nhiều tranh cãi trên thế giới.

Cũng giống như Nga, Serbia và Montenegro cũng là những đất nước thừa hưởng biểu tượng Đại bàng 2 đầu từ Đế chế Đông La Mã Byzantine. Tại Serbia, biểu tượng này có hẳn tên gọi là đại bàng Serbia. Đại bàng Serbia cùng với cây thánh giá Serbia là những biểu tượng chính đại diện cho bản sắc dân tộc của người Serbia qua nhiều thế kỷ.

268px-Coat_of_arms_of_Serbia_small.jpg
Quốc huy Serbia ngày nay (wikipedia.org)
Coat_of_arms_of_Montenegro.jpg
Quốc huy Montenegro ngày nay (wikipedia.org)

1. Đại bàng Serbia 

stefan-nemanje.jpg
Đại Hoàng tử/Thánh Stefan Nemanja (serbia.com)

Việc sử dụng biểu tượng đại bàng 2 đầu bắt nguồn từ thời đại của Đế chế Byzantine, thế kỷ thứ 11. Về bản chất, biểu tượng đại bàng 2 đầu tượng trưng cho quyền lực cai trị của nhà vua cả về triều đại thế tục lẫn tôn giáo tại đất nước, hoặc sự thống trị của những hoàng đế Byzantine đối với những vùng lãnh thổ cả ở phía Tây lẫn phía Đông.

Đại Hoàng tử Stefan Nemanja (1166-1196) sau khi sáng lập triều đại Nemanja, cũng là một trong những người đầu tiên tại Serbia sử dụng biểu tượng đại bàng 2 đầu. Ông đã cho xây dựng tu viện Zica, trụ sở của Tổng giám mục Serbia từ năm 1219 đến 1253 và theo truyền thống là nhà thờ tổ chức các lễ đăng quang của vua Serbia.

Untitled
Đại bàng Nemanja và đại bàng của người Đức

Hình ảnh đại bàng 2 đầu của triều Nemanja được bảo tồn lâu đời nhất lại nằm ở Montenegro, tại nhà thờ Thánh Peter và Paul, tại tỉnh Bijelo Polje, có niên đại vào khoảng năm 1190. Con đại bàng này có những đặc điểm sau: 1 cổ và 2 cái đầu, 2 cánh dang rộng, có 2 phần cổ áo ở cổ và đuôi, đuôi hình fleur-des-lis, đầu cao hơn cánh, bàn chân có 3 móng và ở bên trong 1 hình tròn. Biểu tượng đại bàng này phát triển vào giữa thế kỷ 12 và 15, rất khác với hình ảnh đại bàng của người Đức với 2 cổ, không có cổ áo, đuôi hình lá, đầu thấp hơn cánh và có 4 ngón chân.

Giáo hội Chính thống giáo Serbia sau đó cũng đã sử dụng biểu tượng đại bàng 2 đầu của triều Nemanja với những đặc điểm riêng biệt này. Tại tu viện Zica, hình ảnh đại bàng Nemanja được mô tả chi tiết trên lối vào cũng như ở khắp các vật trang trí và vải lụa.

Manastir_Žiča.jpg
Tu viện Zica tại Kraljevo, Serbia (wikipedia.org)
95c606888d98db8328fdc1948760406d.jpg
Chiếc nhẫn vàng của hoàng hậu Teodora (pinterest.com)

Bắt đầu từ thế kỷ 14, đại bàng 2 đầu có thể được nhìn thấy thường xuyên hơn trên chữ khắc, các bức bích họa và thêu trên quần áo hoàng gia Serbia. Ví dụ như trên chiếc nhẫn vàng còn sót lại của hoàng hậu Teodora (1321-1322). Dưới thời của vị vua vĩ đại Stefan Dushan, biểu tượng đại bàng có thể được nhìn thấy ở khắp các vật dụng hàng ngày và những tài liệu của triều đình như con dấu và chiếu thư. Những triều đại phong kiến sau đó của Serbia tiếp tục sử dụng biểu tượng này như một sự tiếp nối truyền thống.

Sau sự xâm lược của đế chế Ottoman và những ảnh hưởng nặng nề của nó đến tận đầu thế kỷ 19, biểu tượng đại bàng 2 đầu đã bị cấm sử dụng vì đó là biểu tượng của chủ quyền và độc lập của đất nước Serbia. Trong Cách mạng giành độc lập của người Serbia, con đại bàng một lần nữa xuất hiện tượng trưng cho sự hồi sinh của triều đại Nemanja. Khi vương quốc Serbia được chính thức thành lập, con đại bàng 2 đầu trắng được chính thức hồi sinh cùng với biểu tượng thánh giá Serbia trên huy hiệu của thể chế này.

709px-Royal_Coat_of_arms_of_Serbia_(1882–1918).jpg
Huy hiệu của Vương quốc Serbia năm 1882 (wikipedia.org)
De_ster_van_de_Orde_van_de_Witte_Adelaar_Servie
Huân chương Đại bàng trắng (wikipedia.org)

Có một điều thú vị là nếu quan sát kỹ, thì người ta phát hiện ra rằng con đại bàng năm 1882 thật ra không phải là hình ảnh con đại bàng Nemanja, mà là một con đại bàng Đức! Đó là do người thiết kế huy hiệu Von Schtrel, vốn là một người Đức, đã đánh lừa được Thủ tướng Serbia lúc bấy giờ là Stojan Novakovic, để sử dụng con đại bàng Đức thay vì đại bàng Serbia trên chính quốc huy của Serbia!

Huân chương Đại bàng trắng là một phần thưởng của Hoàng gia trao tặng cho các công dân Serbia và Nam Tư đạt được các thành tựu nổi bật trong thời bình và cả chiến tranh, hoặc những đóng góp cho Hoàng gia, Nhà nước và quốc gia, vào giữa những năm 1883 và 1945.

Bijeli_Orao,_1922.jpg
Đại bàng Serbia đánh bại quân thù (wikiwand.com)

2. Thánh giá Serbia

Serbian_Cross_symbol.jpg
Biểu tượng Thánh giá Serbia (wikipedia.org)
Byzantine_imperial_flag,_14th_century,_square.jpg
Thánh giá Palaiologos (wikipedia.org)

Khi biểu tượng đại bàng 2 đầu đã bị cấm sử dụng dưới thời Đế chế Ottoman, một biểu tượng thứ 2 không kém phần quan trọng với người Serbia nổi lên và được sử dụng rộng rãi hơn, là biểu tượng thánh giá Serbia, xuất hiện cả trên quốc kỳ, quốc huy và Giáo hội Chính thống giáo Serbia. Tuy nhiên, thật ra thánh giá Serbia đã được sử dụng từ tận thời Trung Cổ.

Biểu tượng này cũng dựa trên một huy hiệu của Đế chế Byzantine, triều đại Palaiologos. Điểm khác biệt chỉ là về màu sắc khi hình ảnh Thánh giá Serbia có màu trắng thay vì màu vàng như của Byzantine. Nó bao gồm một biểu tượng Thánh giá và 4 chữ cái C cách điệu trong bảng chữ cái Cyrill tại 4 góc, nó cũng có nghĩa là 4 chữ cái B (beta) trong tiếng Hy Lạp.

Michael_VIII_Palaiologos_(head).jpg
Hoàng đế Michael VIII Palaiologos (wikipedia.org)

Hoàng đế Michael VIII Palaiologos (1261-1282) đã sử dụng biểu tượng Thánh giá Palaiologos lần đầu tiên sau khi ông hồi sinh Đế chế Byzantine từ đống đổ nát của cuộc Thập tự chinh thứ 4, khi chính những người Kitô hưu Tây Âu đã vào cướp bóc và chinh phục kinh đô Constantinopolis. 4 chữ cái Beta trong tiếng Hy Lạp là viết tắt cho khẩu hiệu của triều đại Palaiologos βασιλεὺς βασιλέων, βασιλεύων βασιλευόντων (Vua của những vị vua, Cai trị các vị vua). Sau đó huy hiệu này được sử dụng như biểu tượng của triều đại, xuất hiện trên các lá cờ và đồng tiền của Đế chế.

0112sava-serbia05.jpg
Thánh Sava (oca.org

Trong khi đó thì truyền thống Serbia liên kết biểu tượng Thánh giá Serbia với thánh Sava, vị Tổng giám mục của thành phố Zica và của người Serbia vào thế kỷ thứ 12. 4 chữ cái C Cyrill tượng trưng cho câu khẩu hiệu Cамо Cлога Србина Cпасава trong tiếng Serbia có nghĩa là Chỉ có đoàn kết mới cứu được người Serb.

Thánh Sava thật ra là con trai út của vua Stefan Nemanja, người sáng lập nên triều đại Nemanja. Ông được biết đến như là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Serbia, là vị Tổng giám mục của Giáo hội Chính thống phương Đông Serbia, một nhà ngoại giao lỗi lạc và là người viết ra bộ luật Serbia. Ông là vị thánh bảo hộ của đất nước Serbia, người Serbia và nền giáo dục của đất nước.

Св._Сава_и_св._Симеон.jpg
2 cha con thánh Symeon và thánh Sava (wikipedia.org)

Theo truyền thuyết, thánh Sava là người đã hô khẩu hiệu ‘Chỉ có đoàn kết mới cứu được người Serb’ (Cамо Cлога Србина Cпасава) để kêu gọi người dân Serbia tuyên bố chủ quyền tự trị của quốc gia và chống lại sự thống trị của Giáo hội Công giáo La Mã.

Cùng với cha của mình là Stefan Nemanja, thánh Sava đã phục hồi lại tu viện Hilandar tại đỉnh núi Athos, Hy Lạp từ năm 1198-1199, và ban hành ‘Hiến chương Hilandar’. Tu viện Hilandar sau này đã trở thành cái nôi của Giáo hội Chính thống giáo Serbia. Giáo hội Serbia sau đó đã phong thánh cho Stefan Nemanja ngay sau khi ông chết với tên gọi là Thánh Symeon.

hilandar_dragan_tanasijevic.jpg
Tu viện Hilandar trên đỉnh Athos (thebyzantinelegacy.com)

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Serbia

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Serbia

https://en.wikipedia.org/wiki/Serbian_eagle

https://en.wikipedia.org/wiki/Serbian_cross

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Serbia: Đại bàng trắng 2 đầu & Thánh giá Serbia

Bình luận về bài viết này