Samoa: Cây dừa của nàng Sina

Cây dừa là loài cây rất quen thuộc đối với cảnh quan nhiệt đới, chúng được biết tới như ‘Loài cây của sự sống’ với cả ngàn công dụng. Nó thậm chí còn có một chỗ đứng cho riêng mình trong nền văn hóa cũng như thần thoại của Samoa nói riêng và Polynesia nói chung.

physical-location-map-of-samoa-highlighted-continent-entire-continent.jpg
(maphill.com)

Samoa nằm ở phía Tây Quần đảo Samoa, thuộc Nam Thái Bình Dương. Cũng giống như những người láng giềng Fiji, Tonga, cư dân sinh sống nơi đây có nguồn gốc là người Polynesia di cư sang đây vào thế kỷ thứ 5 TCN từ quần đảo Bismarck, nằm ở Tây Melanesia. Quần đảo Samoa là một trong các trung tâm hình thành văn hóa Polynesia. Từ Samoa đã diễn ra quá trình khai thác các đảo và đảo san hô vòng của khu vực Trung Thái Bình Dương.

Nhân vật lịch sử nổi bật nhất của Samoa là nữ hoàng Salamasina, sống vào thế kỷ thứ 15. Bà là hậu duệ của nhiều dòng dõi hoàng gia quyền lực và nắm giữ 4 danh hiệu papa, khiến bà Tafa‘ifa, một địa vị tối cao trong xã hội Samoa. Thời đại cai trị của bà kéo dài và yên ổn trong hòa bình, nhiều người Samoa ngày nay cảm thấy rất tự hào khi nhận nữ hoàng Salamasina là tổ tiên của mình.

WIKISalamasinaScene.jpg
Nữ hoàng Salamasina (civilization-v-customisation.wikia.com)
tải xuống
Jacob Roggeveen (wikipedia.org)

Quần đảo Samoa do nhà thám hiểm Hà Lan Jacob Roggeveen phát hiện năm 1722, trở thành thuộc địa của Đức năm 1880. Đến cuối thế kỉ 19, những xung đột về quyền lợi giữa Hoa Kỳ, AnhĐức dẫn đến Hiệp ước 1899, qua đó thừa nhận quyền lợi của Hoa Kỳ gồm các đảo gọi là Đông Samoa và quyền lợi của Đức ở các đảo còn lại  gọi là Tây Samoa. Sau Chiến tranh thế giới thứ I, Tây Samoa được đặt dưới sự ủy trị của New Zealand năm 1920.

Tây Samoa trở thành quốc gia độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại Liên Hiệp Quốc năm 1962. Nhà vua Malietoa Tanumafili II phản đối quy chế lãnh thổ của Hoa Kỳ và yêu cầu thống nhất vùng Đông Samoa vào lãnh thổ quốc gia. Tây Samoa gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1976 và đổi tên thành Samoa năm 1997.

Malietoa.jpg
Nhà vua Malietoa Tanumafili II (alchetron.com)

Biểu tượng của đảo quốc Samoa nói riêng và các đảo thuộc vùng Nam Thái Bình Dương là một loài cây rất quen thuộc đối với cảnh quan nhiệt đới và văn hóa Polynesia, một người anh em của cây cọ: cây dừa nhiệt đới.

Coat_of_arms_of_Samoa
Quốc huy Samoa (wikipedia.org)
Trust_Territory_of_the_Pacific_Islands_seal
Huy hiệu Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương (bao gồm quần đảo Marshall, Micronesia, quần đảo Mariana và Palau ngày nay) (wikipedia.org)

1. Đặc điểm

Dừa là một loại cây lớn, thân đơn trục có thể cao tới 30 m, cuống và gân chính dài tới 4–6m. Lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.

Loài dừa có thể có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ, New Zealand hoặc Ấn Độ. Tuy nhiên, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ những người đi biển. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu. Quả dừa thậm chí còn khả năng nảy mầm ở những vùng biển lạnh giá của Na Uy. Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

800px-Coconut_tree,_Falealupo_village,_Samoa.JPG
Những cây dừa trên đảo quốc Samoa (wikipedia.org)

Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường, điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao để có thể phát triển một cách tối ưu, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp như khu vực Địa Trung Hải, nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.

coconut-bangladesh.jpg
Lớp vỏ quả trong hóa gỗ, có thể thấy các mắt dừa (pinterest.co.uk)

Vỏ quả dừa ngoài thường cứng, nhẵn; lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong gọi là gáo dừa hoặc sọ dừa. Lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có 3 lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ gọi là các mắt dừa. Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp sọ dừa là lớp cùi thịt, có màu trắng và là phần ăn được của hạt.

Khi nhìn từ một đầu, vỏ quả trong và các lỗ mầm trông giống như mặt của con khỉ, từ trong tiếng Bồ Đào Nha để gọi nó là macaco, đôi khi được viết tắt thành coco, từ đây mà có tên gọi tiếng Anh coconut.

Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống, những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút.

village_life-02.jpg
Thu hoạch quả dừa non để lấy nước (27months.blogspot.com)

Samoa gồm 9 đảo lớn nhỏ, trong đó Upolu và Savai’i (Savaii) là 2 đảo chính. Địa hình gồm dải đồng bằng hẹp bao quanh vùng núi lửa và các vùng núi sâu trong nội địa có rừng bao phủ. Các đảo này được xếp vào những đảo đẹp nhất ở Nam Thái Bình Dương nhờ những núi lửa, những hang động, những thác nước và những bãi biển trồng dừa sum sê.

2. Công dụng

Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm) vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Chúng được biết tới như một loại cây ‘đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống’, ‘có cả ngàn công dụng’, và là ‘Cây của sự sống’.

  • Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn, là một sản phẩm nông nghiệp chủ đạo tại Samoa. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa, làm bánh, mứt, kẹo và phụ phẩm có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc hoặc làm phân bón. Nước cốt dừa, hay sữa dừa, được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á.
com-dua-1.jpg
Cơm dừa (scoopwhoop.com)
  • Nước dừa là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền ven. Nó cũng được dùng để sản thạch dừa. Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường glucose.
Lemon-Lime-Coconut-Quench.jpg
Nước dừa (variadosrd.com)
  • Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa.
ruou-dua-coconut-wine3.jpg
Rượu dừa làm từ nhựa cây (steemit.com)
  • Gáo dừa khô bổ đôi được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ hoặc dùng làm gáo múc nước và là nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ.
526x349-vleft_l480
Gáo dừa dùng để múc nước (baomoi.com)
  • Xơ dừa được dùng làm dây thừng, thảm, bàn chải v.v… đặc biệt là loại dây thừng sennit được sử dụng trong kiến trúc nhà cửa, đóng truyền thống ở châu Đại Dương
Magimagi_-_Mainbeam.jpg
Dây thừng sennit trong kiến trúc truyền thống Samoa (pinterest.com)
  • Lá dừa là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa. Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt, ví dụ như loại nhà gỗ truyền thống gọi là fale tại Samoa.
samoan-fale-in-amanave.jpg
Một ngôi nhà (fale) lợp bằng lá dừa tại Samoa (tripadvisor.co.uk)
  • Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa và nó được coi là một loại đặc sản. Tuy nhiên kiểu thu hái này sẽ làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn được gọi là ‘salad triệu phú’. Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đôi khi cũng được dùng làm món ăn.
Hearts-of-Palm-honestfare.com_.jpg
Salad tim dừa (pinterest.com)
  • Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó còn được dùng để đánh răng.
natural-easter-egg-dye-2.JPG
Vật liệu nhuộm tóc từ rễ dừa (pinterest.com)

Cây dừa, với rất nhiều công dụng khác nhau, đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống thường nhật của người dân cũng như kinh tế cả nước của Samoa, khi nông nghiệp chiếm tới 2/3 lực lượng lao động và 90% hàng xuất khẩu của đảo quốc bé nhỏ này. Không những vậy, nó còn có một chỗ đứng cho riêng mình trong nền văn hóa cũng như thần thoại của Samoa.

3. Sự tích về cây dừa đầu tiên

Trong những câu chuyện thần thoại của người Samoa, câu chuyện về nàng Sina và con lươn Tuna là câu chuyện giải thích về nguồn gốc ra đời của cây dừa đầu tiên. Sina trong tiếng Samoa nghĩa là ‘trắng’ hoặc ‘tóc bạc’ trong khi đó Tuna có nghĩa là ‘con lươn’. Truyền thuyết này rất phổ biến tại các nước châu Đại Dương theo văn hóa Polynesia bao gồm Tonga, Fiji New Zealand với những dị bản khác nhau.

227932_orig.jpg
Sina chơi đùa cùng Tuna (emaze.com)

Trên hòn đảo Savai’i của Samoa, một phiên bản của câu chuyện kể rằng thuở xa xưa có một cô gái trẻ tên là Sina (tại New Zealand, nữ thần Sina được xem là chị của nam thần Maui: vị thần sức mạnh, lừa lọc, người biến hình, người anh hùng vĩ đại như Hercules trong thần thoại Hy Lạp). Sina được mẹ của mình tặng một con lươn nhỏ tên là Tuna làm vật nuôi. Nàng nuôi con lươn trong một chậu nước trong nhà, hàng này Sina đều đặn cho con lươn ăn và chơi đùa cùng nó, và họ nhanh chóng trở thành bạn thân của nhau.

Theo thời gian, Tuna lớn dần và nhanh chóng không còn ở vừa trong chậu nước bé nhỏ, Sina phải đưa Tuna trở về hồ nước nơi mẹ cô tìm thấy nó. Hàng ngày cô đến thăm Tuna và cùng tắm với nó trong dòng nước mát lành. Nhưng giờ đây Sina đã là một thiếu nữ trưởng thành, xinh đẹp, dịu dàng và thông minh, con lươn Tuna cũng bắt đầu có những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình, nó bắt đầu đem lòng yêu nàng Sina và bắt nàng phải cưới lấy nó. Điều này làm Sina sợ hãi và nàng tìm cách bỏ trốn khỏi con lươn khổng lồ, nhưng Tuna tìm mọi cách đuổi theo nàng.

sina_and_the_eel_coconut_by_beastysakura-d3jf6q2.jpg
Vỏ trái dừa trông như gương mặt của con lươn (pinterest.com)

Cuối cùng Sina tìm đến được một ngôi làng và ở lại đây, nàng nghĩ rằng cuối cùng mình đã thoát khỏi con lươn kia. Đến một hôm khi Sina đến hồ nước của ngôi làng để lấy nước, nàng sững sờ khi trốn thấy bên dưới mặt nước là con lươn Tuna đang trợn trừng mắt nhìn nàng. Giận dữ và cả sợ hãi, Sina khóc thét lên:’ Ngươi nhìn chằm chằm vào ta, với đôi mắt của một con quỷ dữ!’ (Samoan: E pupula mai, ou mata o le alelo!). Nghe thấy tiếng kêu cứu của Sina, vị trưởng làng cùng những người đàn ông trong làng vội chạy đến và giết chết con lươn. Trong cơn hấp hối, Tuna cầu xin Sina chôn cất cái đầu của mình trên mặt đất. Sina chấp nhận và làm theo lời thỉnh cầu cuối cùng ấy. Từ cái đầu của Tuna, một cây dừa bất ngờ mọc lên. Khi phần vỏ dừa được tách ra, trên mặt trái dừa xuất hiện 3 dấu chấm tròn trông như gương mặt của một con lươn với 2 mắt và cái miệng. Người ta đục một lỗ trong 3 dấu chấm đó để uống nước dừa, và vì vậy mỗi khi Sina uống nước dừa, là cô đang hôn Tuna, cũng là đã thỏa mong ước của con lươn thuở xưa. Cây dừa trở thành một nguồn nước và thực phẩm quan trọng, nó cũng có những công dụng thật hữu ích cho người dân Samoa, tiếp tục nuôi dưỡng và bảo vệ cho nàng Sina.

613bdeadd1f821b38cec5c43975995a4.jpg
Cây dừa đầu tiên mọc lên từ con lươn Tuna (pinterest.com)
fe71e6de751bb395cd528be1e1db44ff--samoa-planet.jpg
Tình yêu bất diệt của con lươn Tuna dành cho nàng Sina (ohsweetz.blog)

Tại Samoa ngày nay, hồ nước ngọt Mata o le Alelo tại ngôi làng nhỏ Matavai thuộc quận Safune trên đảo Savai’i, được cho là hồ nước mà câu chuyện đã xảy ra. Hồ nước được đặt tên theo lời của Sina đã hét lên với con lươn Tuna trong câu chuyện kể trên. Ngày nay đây cũng là một điểm đến nổi tiếng đối với du khách. Hồ nước này được một dòng suối ngầm cung cấp nước ngọt, và sau đó đổ ra biển. Ở một phía của hồ, nước thậm chí còn được đun sôi và bốc hơi lên trên mặt hồ. Thậm chí đến ngày nay, nước trong hồ được dùng để uống và là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu trong làng. Phần nước hồ chuẩn bị đổ ra biển là nơi trẻ con trong làng thường đến tắm.

OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Hồ nước ngọt Mata o le Alelo ngày nay (pinterest.com)

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Samoa

https://en.wikipedia.org/wiki/Salamasina

https://en.wikipedia.org/wiki/Coat_of_arms_of_Samoa

https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%ABa

https://en.wikipedia.org/wiki/Sina_and_the_Eel

https://en.wikipedia.org/wiki/Mata_o_le_Alelo

Bình luận về bài viết này